Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 11.449
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp
Ngày cập nhật 01/02/2024

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BTP ngày 29/12/2023 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/12/2023. Những nội dung cơ bản của Thông tư như sau:

 

1. Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là giám định về nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

2. Người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp là: (1) Có trình độ đại học trở lên về ngành luật hoặc ngành đào tạo khác phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm, do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam. (2) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc hoặc đăng ký hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.

Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc: Căn cứ vào nhu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp lựa chọn đơn vị chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tư pháp theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2023/TT-BTP đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Căn cứ vào nhu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng ở địa phương, Giám đốc Sở Tư pháp rà soát, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, đơn vị chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tư pháp theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2023/TT-BTP đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

3. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định ở địa phương

Sở Tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp hoặc cá nhân, tổ chức chuyên môn khác, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận trưng cầu và thực hiện việc giám định ở địa phương mình do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương trưng cầu.

Sở Tư pháp giao đơn vị thuộc Sở làm đầu mối xem xét, tham mưu tiếp nhận ban đầu việc trưng cầu giám định ở cơ quan mình; có văn bản tiếp nhận, cử người thực hiện giám định hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Khi được trưng cầu giám định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp hoặc cá nhân, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tham mưu tiếp nhận việc trưng cầu giám định ở tổ chức, đơn vị mình hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp được yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp, cá nhân, tổ chức chuyên môn hoặc tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tham mưu tiếp nhận việc yêu cầu giám định ở tổ chức, đơn vị mình hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp được trưng cầu đích danh thì cá nhân công chức, viên chức trong ngành tư pháp hoặc người hành nghề trong lĩnh vực tư pháp có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp và báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chủ quản biết, tạo điều kiện cho việc thực hiện giám định; hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định thì phải từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định.

4. Phân công, cử người thực hiện giám định

- Trường hợp Sở Tư pháp được trưng cầu: Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Lãnh đạo Sở Tư pháp phân công đơn vị chuyên môn lựa chọn, đề xuất cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.

Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được đề xuất cử làm giám định.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức chuyên môn khác hoặc tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp hoặc cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương được trưng cầu: Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị chuyên môn thuộc Sở Tư pháp hoặc tổ chức chuyên môn khác hoặc tổ chức hành nghề tư pháp ở địa phương hoặc cơ quan thi hành dân sự trên địa bàn địa phương có trách nhiệm lựa chọn, cử người có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.

Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được cử làm giám định.

- Tổ trưởng Tổ giám định có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Tổ giám định, người giúp việc (nếu có), điều hành việc chuẩn bị, thực hiện giám định.

5. Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp

Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau:

- Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;

- Chuẩn bị giám định;

- Thực hiện giám định;

- Kết luận giám định;

- Trả kết luận giám định;

- Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định.

Thời hạn giám định trong lĩnh vực tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Thời hạn của từng bước trong quy trình giám định được quy định tại sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời gian thực hiện giám định và kết luận giám định thể tăng lên nhưng tổng thời hạn giám định không quá 04 tháng.

Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp là quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực được và văn bản khác có liên quan của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày