Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 20.570
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 06/09/2023

Ngày 21 tháng 7 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND về ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về  thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 và thay thế Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Theo đó, Quy chế kèm theo quyết định gồm 03 chương với 12 điều, quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp và áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

Về nguyên tắc phối hợp: (i) Tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan (ii) Việc phối hợp không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan; có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân (iii) Bảo đảm công tác quản lý nhà nước thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện kịp thời, thường xuyên và hiệu quả.

Về nội dung phối hợp: (i) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (ii) Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính (iii) Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (iv) Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (v) Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính (vi) Thống kê, báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Về hình thức phối hợp: (i) Trao đổi ý kiến bằng văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp (ii) Tổ chức họp; hội nghị tập huấn; sơ kết, tổng kết (iii) Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành (iv) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.

Để triển khai thi hành Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND được kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1861/STP-BTTP ngày 25/7/2023 đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung sau:

Một là, Phổ biến, quán triệt đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý nội dung Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND, nhất là cán bộ, công chức, viên chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, công chức phụ trách công tác pháp chế và các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Hai là, Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND.

Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính là một nhiệm vụ khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, với việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác này đã tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh./.

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày