Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 10.463
Quy định về công tác quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 25/10/2021

Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 54/2021/QĐ-UBND quy định về công tác quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, công tác xây dựng thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án được điều chỉnh, cụ thể:

 

Chủ trương đầu tư dự án

1. Cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư:

a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện.

b) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư thuộc quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện.

c) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư thuộc quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện.

d) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao đơn vị quản lý, sử dụng cơ sở vật chất hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện.

2. Thẩm quyền thẩm định chủ trương đầu tư dự án:

a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước; dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư thuộc quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

Dự án nhóm A: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Dự án nhóm B, C do cấp tỉnh quản lý: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Dự án nhóm B, C do cấp huyện quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Dự án nhóm B, C do cấp xã quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao bộ phận chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

b) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư thuộc quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao bộ phận chuyên môn chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

c) Dự án sử dụng vốn chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất: Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án do mình quản lý. Các dự án còn lại do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án do cấp tỉnh quản lý; phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án do cấp huyện quản lý; bộ phận chuyên môn Ủy ban Nhân dân cấp xã chủ trì, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án do cấp xã quản lý.

3. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án:

a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 và Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 13/11/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh quản lý.

b) Dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư: Thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP .

c) Dự án sử dụng vốn chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất: Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc cấp mình quản lý.

4. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án:

a) Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 27 Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 6 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP .

b) Dự án sử dụng vốn chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:

Căn cứ hiện trạng và mức độ xuống cấp của cơ sở vật chất, đơn vị quản lý, sử dụng đề xuất danh mục dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, gửi cơ quan chủ quản (nếu có) tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 30/6 để kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, thống nhất danh mục dự án dự kiến sử dụng vốn chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc kế hoạch năm tiếp theo. Trường hợp cần thiết đề xuất dự án sau ngày 30/6, cơ quan tài chính báo cáo sự cần thiết gửi UBND cùng cấp xem xét, thống nhất. Chủ đầu tư căn cứ văn bản thống nhất danh mục dự án của Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Đối với dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất không làm thay đổi công năng, quy mô công trình có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng: Danh mục dự án dự kiến sử dụng vốn chi thường xuyên để sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc kế hoạch năm tiếp theo của Ủy ban nhân dân các cấp xem như là chủ trương đầu tư, chủ đầu tư căn cứ để triển khai các bước tiếp theo, không phải lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

1. Quyết định đầu tư phải đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, không làm vượt tổng mức đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình lập, thẩm định dự án hoặc điều chỉnh dự án nếu buộc phải điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, phạm vi, vượt quy mô, vượt tổng mức đầu tư dự án, bao gồm cơ cấu vốn đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư thì phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư công năm 2019 và Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 13/11/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh phân cấp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh quản lý.

3. Trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 27, Điều 34 Luật Đầu tư công năm 2019 và  Điều 6 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP .

 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2021 và thay thế Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Hồng Ngự
Các tin khác
Xem tin theo ngày