Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 7.331
Xử lý tài chính khi doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển thành công ty cổ phần
Ngày cập nhật 20/07/2021

Ngày 23 tháng 6 năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 46/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 07 tháng 8 năm 2021 và thay thế Thông tư số 41/2018/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

 

Theo đó, việc xử lý tài chính tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện các quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

+ Đối với các doanh nghiệp đã xác định giá trị doanh nghiệp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa nhưng chưa chính thức chuyển sang công ty cổ phần thì được hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có) vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ hoạt động trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần để thực hiện quyết toán tài chính tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

+ Đối với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện cổ phần hóa đồng thời thực hiện tái cơ cấu nợ theo các Nghị quyết của Chính phủ, việc xử lý tài chính, hạch toán kết quả xử lý nợ thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

- Giá trị tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý theo quy định pháp luật.

- Các khoản nợ phải thu, phải trả tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp xử lý theo quy định pháp luật.

- Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện quản lý và chi theo đúng quy định. Số dư còn lại (nếu có) công ty cổ phần mới kế thừa và tiếp tục sử dụng.

- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa đánh giá lại trên cơ sở so sánh với tỷ giá tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính năm hoặc bán niên gần nhất và không thực hiện kết chuyển vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, số dư khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm này thực hiện chuyển giao cho công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước) theo dõi và xử lý theo quy định bao gồm xử lý khoản lãi chênh lệch tỷ giá đang theo dõi tại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

- Trường hợp khoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu phát sinh sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (mà nguồn chia cổ tức chưa được xác định vào giá trị doanh nghiệp và chưa tính vào phương án xác định giá khởi điểm), căn cứ Nghị quyết chia cổ tức và thông báo về quyền nhận cổ tức, doanh nghiệp cổ phần hóa xác định giá trị cổ phiếu nhận được để xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo giá tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần nhân (x) với số lượng cổ phiếu nhận được.

+ Trường hợp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần vẫn chưa có Nghị quyết chia cổ tức trên, doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ đạo Người đại diện vốn có ý kiến đề nghị đơn vị nhận góp vốn ra Nghị quyết phân phối lợi nhuận (trong trường hợp chi phối vốn góp tại đơn vị nhận vốn góp) hoặc đề nghị công ty cổ phần thuyết minh rõ, sau này đơn vị nhận góp vốn có Nghị quyết chia cổ tức thì số cổ tức được chia bằng cổ phiếu này thuộc Nhà nước 100% (trong trường hợp không chi phối vốn góp tại đơn vị nhận vốn góp hoặc Người đại diện vốn đã có ý kiến đề nghị nhưng đơn vị nhận góp vốn vẫn chưa có Nghị quyết chia cổ tức). Khi công ty cổ phần thực hiện chuyển nhượng các cổ phiếu này, công ty cổ phần thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước 100% giá trị thu được sau khi trừ nghĩa vụ thuế (nếu có) và các chi phí để thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu theo quy định của pháp luật.

- Tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng nguồn trích lập dự phòng để xử lý tổn thất các khoản đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp đủ điều kiện (nếu có) và thực hiện hoàn nhập dự phòng còn lại vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc trích lập dự phòng mới do công ty cổ phần thực hiện sau khi chính thức đi vào hoạt động.

- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, công ty cổ phần có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài chính, các thủ tục để được giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành và pháp luật về quản lý thuế.

+ Thời hạn cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn thành quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu theo quy định của Luật Quản lý thuế.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày