Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 8.536
Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 21/06/2021

Ngày 26 tháng 4 năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết số 30/NQ-HĐND về Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

 

Chương trình hướng đến mục tiêu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển bền vững của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Về chỉ tiêu chụ thể: giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2025 cho 83.400 lao động, cụ thể: năm 2021 là 16.000, năm 2022 là 16.300, năm 2023 là 16.500, năm 2024 là 17.000, năm 2025 là 17.600. Trong đó, tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh cho 61.400 lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho 12.000 lao động thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm; đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 3.000 lao động thuộc diện chính sách.

Tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 1,5% (thất nghiệp thành thị dưới 2,1%).

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70-75%.

100% người lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm được tư vấn về chính sách, việc làm và học nghề, trong đó 70% người lao động được giới thiệu việc làm và 50% lao động tìm được việc làm.

Đối tượng áp dụng của Chương trình là người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc; các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương và các tổ chức có liên quan.

Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm: tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết việc làm cho người lao động.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực trong tỉnh, nguồn lực của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, tạo ra giá trị gia tăng cao, thu hút nhiều lao động.

Phát triển nhanh khu, cụm công nghiệp – xây dựng, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu – cụm công nghiệp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp.

Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững trên cơ sở đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản.

- Phát triển doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm để tạo việc làm mới. Đổi mới sáng tạo các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, làm cơ sở vững chắc cung cấp dịch vụ lao động trên địa bàn, nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.

Thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động.

Hàng năm, xem xét ưu tiên bố trí nguồn ngân sách các cấp chính quyền địa phương để bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và Phòng Giao dịch ngân hàng chính sách xã hội các huyện, thị xã để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chế độ chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động. Đầu tư nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; đồng thời kết nối với các tỉnh khác trong toàn quốc.

Thực hiện tốt công tác điều tra cung – cầu lao động; thu thập, lưu trũ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực; củng cố, nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt hơn nữa công tác định hướng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông để thu hút tham gia học nghề.

Có cơ chế quy định quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo nghề, tuyển dụng lao động. Thực hiện ký kết và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

- Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chương trình: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về giải quyết việc làm.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở; thường xuyên nắm bắt thực tiễn để bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ chế, chính sách, điều chỉnh các biện pháp thực hiện việc giải quyết việc làm phù hợp với từng năm.

Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 148.700 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 61.000 triệu đồng, ngân sách địa phương là 87.700 triệu đồng./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày