1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 111/2007/TT- BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007:
- Điểm 3.2 khoản 3 Phần V được sửa đổi như sau:“3.2. Cách xác định các yếu tố để tính số cấp bù chênh lệch lãi suất:
Dư nợ cho vay bình quân: là tổng số dư nợ cho vay các chương trình, dự án được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định tính theo phương pháp bình quân tháng;
- Lãi suất bình quân các nguồn vốn được tính như sau: Tổng lãi suất bình quân các nguồn vốn (quý, năm) chia cho Tổng nguồn vốn thực tế tính theo phương pháp bình quân tháng. Trong đó: Tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn là tổng số lãi thực trả để huy động các nguồn vốn phải trả lãi được sử dụng để cho vay các dự án được cấp bù và nguồn vốn tồn ngân tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh khoản cho các dự án được cấp bù;
- Nguồn vốn huy động bao gồm phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng nội tệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật; vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn huy động chỉ định là các nguồn vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng ở nước ngoài và nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay các chương trình, dự án không được cấp bù chênh lệch lãi suất.
- Nguồn vốn không phải trả lãi bao gồm vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển; kết quả hoạt động chưa phân phối các quý, năm trước; vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước cấp và vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Khi xác định nguồn vốn không phải trả lãi, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định theo phương pháp bình quân tháng và được loại trừ:
+ Số vốn thực tế đã sử dụng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định (nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 30% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Số vốn điều lệ thực tế đã góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam; Tổng nguồn vốn thực tế được xác định bằng dư nợ cho vay bình quân;
- Lãi suất cho vay bình quân các dự án: là lãi suất tính theo phương pháp bình quân gia quyền giữa dư nợ cho vay thực tế theo phương pháp bình quân tháng với lãi suất cho vay được xác định cho từng dự án.
Tổng số thu nợ lãi cho vay là lãi thực thu được (kể cả lãi trong hạn và lãi quá hạn) từ các dự án được cấp bù và số lãi tiền gửi thực thu được từ nguồn vốn tồn ngân được cấp bù
1.2. Điểm 4.2 Khoản 4 Phần V được sửa đổi như sau:
“Nếu số được cấp bù cả năm được quyết toán thấp hơn số đã tạm cấp bù trong năm (theo các quý) thì phần chênh lệch vượt phải nộp lại ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến 31/12 năm sau thì được chuyển nguồn sang năm sau”.
2. Thông tư 26/2020/TT-BTC đã bãi bỏ khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2020.