Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 7.656
Sửa đổi, bổ sung một số quy định của chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Ngày cập nhật 18/05/2020

Ngày 01 tháng 4 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 20/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 312/2016/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2020.

 

Một số nội dung được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Bổ sung nguồn Quỹ dự phòng nghiệp vụ từ thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo dõi chi tiết riêng khoản thu nhập này trong quỹ dự phòng nghiệp vụ.

2. Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc về sử dụng vốn hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và sử dụng Quỹ phòng nghiệp vụ, cụ thể:

 - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu Chính phủ, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư số 312/2016/TT-BTC cho phép được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư, mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

- Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để: (1) chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tiếp nhận hỗ trợ hoặc vay của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phần chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (chênh lệch dương hoặc chênh lệch âm sau khi đã được xử lý từ khoản dự phòng rủi ro theo quy định) của trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ. (2) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ để cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến khả năng chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải theo dõi chặt chẽ khoản cho vay, đôn đốc thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro mất vốn. (3) Bù đắp các tổn thất không thu hồi được vốn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định (trước đây Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi).

3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về trích một phần nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bù đắp chi phí của Bảo hiểm Việt Nam, cụ thể, hàng năm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng mức trích từ nguồn thu hoạt động đầu tư vốn hoạt động để hạch toán vào thu nhập và gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 1 năm kế hoạch, kèm theo phương án sử dụng vốn, dự kiến thu nhập, chi phí và các tài liệu khác có liên quan (Thông tư số 312/2016/TT-BTC quy định kinh phí trích từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và thời hạn gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 10 năm trước năm kế hoạch).

Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định mức cụ thể được trích cho năm kế hoạch cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức trích được xác định theo nguyên tắc đảm bảo để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bù đắp chi phí hoạt động nghiệp vụ và trích lập các quỹ theo quy định (Thông tư số 312/2016/TT-BTC  việc xác định mức kinh phí cụ thể được trích cho năm kế hoạch cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xây dựng trên cơ sở căn cứ đề nghị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam).

4. Nêu rõ căn cứ áp dụng đối với trường hợp xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”

5. Bổ sung quy định các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến vốn và thu nhập được loại trừ khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn, thêm yếu tố: Sử dụng để bù đắp tổn thất cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quy định làm ảnh hưởng đến thu nhập trong năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; bán trái phiếu Chính phủ, bán trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả bảo hiểm tiền gửi.

6. Bổ sung quy định xử lý tổn thất trong trường hợp cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cụ thể: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng số dư của khoản thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đang theo dõi chi tiết riêng trong quỹ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư này (Thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo dõi chi tiết riêng khoản thu nhập này trong quỹ dự phòng nghiệp vụ) để bù đắp các tổn thất không thu hồi được vốn cho vay đặc biệt. Trường hợp số dư của khoản thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt không đủ bù đắp tổn thất, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ để bù đắp theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với các khoản cho vay đặc biệt.

7. Sửa đổi, bổ sung nội dung về chi dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp trong các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thành chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định.

 8. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm căn cứ để trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Thông tư số 312/2016/TT-BTC  việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn làm căn cứ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với đặc thù hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam).

9. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc rà soát và giao kế hoạch tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

10. Bổ sung quy định về phương thức gửi các Báo cáo nghiệp vụ, Báo cáo thống kê, Báo cáo tài chính và các Báo cáo định kỳ, đột xuất khác theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện báo cáo dưới hình thức văn bản giấy và được gửi đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp; gửi qua dịch vụ bưu chính.

11. Bổ sung quy định về công bố thông tin doanh nghiệp. Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.

12. Bổ sung quy định về việc Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một bản quy chế tài chính nội bộ để theo dõi, giám sát.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày