Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 2.246
Công tác truyền thông, phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người nhằm triển khai thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Cam-phu-chia ...
Ngày cập nhật 19/03/2020

Ngày 05  tháng 3  năm 2020, Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh ban hành Kế hoạch số 996/KH-BCĐ về triển khai thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Cam-pu-chia về hợp tác song phương trong phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trong giai đoạn 2020-2022.

 

Theo đó, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ về công tác truyền thông, phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, cụ thể như sau:

1. Công tác truyền thông, phòng ngừa

Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa nội dung tuyên truyền, phòng chống mua bán người vào định hướng tuyên truyền hàng tháng tại hội nghị giao ban báo chí; chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế cơ sở, nhất là hàng năm tập trung các hoạt động hưởng ứng: “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7”; chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và internet: Truyền tải các thông điệp, thông tin về phòng, chống mua bán người trái phép trên mạng internet và mạng xã hội; tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện đại chúng;

Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng”, nhất là các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, trao đổi, tư vấn, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề…trực tiếp tại cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người và các vấn đề khác có liên quan giữa hai nước: di cư, hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, thi sáng tác, xây dựng các tiểu phẩm hoặc thi tuyên truyền viên giỏi về phòng, chống mua bán người; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong phòng ngừa mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán;

Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên của nước ta tổ chức, tập huấn, hội thảo và chia sẽ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, thiết bị, phương tiện nhằm năng lực thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa, xử lý các vụ án mua bán người và bảo vệ nạn nhân; tổ chức chiến dịch truyền thông trên địa bàn “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người -30/7” trong giai đoạn 2020-2022;

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản thỏa thuận hợp tác của Hội phụ nữ nước ta với Cam-pu-chia đã ký kết; tăng cường tổ chức các đợt truyền thông về phòng, chống mua bán người, di cư trái phép và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại địa bàn;

Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, kiện toàn các Ban chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể quần chúng phòng, chống mua bán người hiệu quả, không để các đối tượng lợi dụng phạm tội.

2.Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người

Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản, chủ động nắm chắt tình hình, tập trung điều tra, thu thập, kịp thời bổ sung, điều chỉnh thông tin về đại bàn, tuyến trọng điểm, các đường dây, tổ chức, cá nhân có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người hoặc di cư trái phép sang Cam-pu-chia; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát biên giới và quản lý xuất, nhập cảnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dụng người di cư trái phép để lừa bán nạn nhân sang Cam-pu-chia;

Tổ chức tiếp nhận, xác minh các nguồn tin báo, tố giác tội phạm của công dân, thông tin, tài liệu báo chí hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội của cơ quan chức năng cấp trên chuyển giao có liên quan đến Cam-pu-chia nhằm phát hiện, khởi tố điều tra vụ, việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người trên tinh thần Hiệp định, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, phù hợp với pháp luật của mỗi nước và theo thông lệ quốc tế;

Phối hợp với cơ quan chức năng cấp trên theo yêu cầu để tổ chức điều tra, khám phá vụ án, đường dây tội phạm mua bán người và di cư trái phép xuyên quốc gia, có thể liên qua đến nạn nhân là công dân của tỉnh ta và Cam-pu-chia hoặc các nhóm tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến mua bán người đang hoạt động trên lãnh thổ hai nước. Đối với một số vụ án mua bán người nghiêm trọng, cần báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền phối hợp cử tổ công tác qua lại giữa hai nước để kịp thời điều tra, khám phá vụ án, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và hội hương nạn nhân;

Cùng với cơ quan chức năng cấp trên của Việt Nam phối hợp cơ quan hữu quan Cam-pu-chia và các nước, các tổ chức quốc tế trong trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng, xác định đầu mối hợp tác xác minh, điều tra, bắt giữ, dẫn giải, chuyển giao, truy nã đối tượng phạm tội mua bán người và các đối tượng có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị mua bán liên quan trên lãnh thổ hai nước;

Hàng năm, căn cứ vào diễn biến tình hình hoạt động của tội phạm, cùng với các cơ quan chức năng cấp trên phối hợp với cơ quan chức năng Cam-pu-chia triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm;

Các cơ quan tiến hành tố tụng cùng với cơ quan cấp trên phối hợp chặt chẽ tổ chức điều tra, truy tố và xét xử vụ án mua bán người, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và không truy tố, xét xử về hành vi đã được truy tố, xét xử ở Cam-pu-chia và ngược lại; lựa chọn các vụ án trọng điểm, vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án đã được dư luận quan tâm để các tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương và bảo đảm nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, tôn trọng quyền con người, quyền công dân và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày