Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 12.485
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Ngày cập nhật 23/12/2019

Ngày 15/11/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 81/2019/TT-BTC quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Theo Thông tư,  thông tin quản lý rủi ro bao gồm: Thông tin về người khai hải quan; thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; thông tin về người và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến người khai hải quan, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thông tin kết quả thực hiện thủ tục hải quan, áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro và thông tin nghiệp vụ được cung cấp, tạo ra, xử lý trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro; thông tin khác có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.
Cơ quan hải quan thực hiện thu thập thông tin quản lý rủi ro như sau: Từ hệ thống thông tin, dữ liệu trong và ngoài ngành hải quan; từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hải quan; từ hải quan các nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; từ tiếp nhận thông tin của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cung cấp theo quy định của pháp luật; mua tin theo chế độ quy định; từ đường dây nóng hoặc thư điện tử (e-mail) của Tổng cục Hải quan;…
Thông tin quản lý rủi ro sau khi thu thập được xử lý như sau: Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin; đối chiếu thông tin đã thu thập với các thông tin trên hệ thống thông tin của ngành hải quan và các thông tin được thu thập, khai thác từ các nguồn thông tin khác nhau; phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin; phân tích thông tin, phát hiện các yếu tố cấu thành sản phẩm thông tin phục vụ quản lý rủi ro; tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích; làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập và hoàn thiện sản phẩm thông tin quản lý rủi ro.
Thông tư số 81/2019/TT-BTC quy định người khai hải quan được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:
- Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.
- Mức 2: Tuân thủ cao.
- Mức 3: Tuân thủ trung bình.
- Mức 4: Tuân thủ thấp.
- Mức 5: Không tuân thủ.
Theo đó, tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
- Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên (Mức 1) thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Điều 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ cao (Mức 2): Quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ trung bình (Mức 3): Quy định tại Phụ III ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ thấp (Mức 4): Quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
- Tiêu chí đánh giá người khai hải quan không tuân thủ (Mức 5): Quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày