Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 5.283
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Ngày cập nhật 04/03/2019

Ngày 22 tháng 01 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2019.

 

Theo đó, các nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, gồm:

- Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES)  phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

- Nhóm IA: các loài thực vật rừng.

- Nhóm IB: các loài động vật rừng.

Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

- Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.

- Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.

Việc sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài nêu trên hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

 Để bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Nghị định nêu rõ, hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên. Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp. Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định pháp luật.

 Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó. Xử lý đối với mẫu vật các loài động vật hoang dã sau khi bẫy, bắt, bắn phải theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau: Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y; thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo quy định, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày