Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 10.095
CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM
Ngày cập nhật 13/12/2018

Ngày 10 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

 

Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg như sau:

-Bổ sung khoản 12, khoản 13 và khoản 14 vào Điều 2: “12. Dự án điện gió trong đất liền là các dự án điện gió nối lưới có tuabin điện gió được xây dựng và vận hành trên đất liền và vùng đất ven biển có ranh giới ngoài là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm).

13. Dự án điện gió trên biển là các dự án điện gió nối lưới có tuabin điện gió được xây dựng và vận hành nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) ra ngoài khơi.

14. Ngày vận hành thương mại là ngày một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới sẵn sàng bán điện cho Bên mua điện và thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Nhà máy điện hoàn thành các thử nghiệm ban đầu đối với một phần hoặc toàn bộ của nhà máy điện gió nối lưới và các trang thiết bị đấu nối;

b) Nhà máy điện đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện;

c) Bên bán điện và Bên mua điện chốt chỉ số công tơ để bắt đầu thanh toán.”

- Bãi bỏ Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 9, khoản 2 Điều 16.

- Sửa đổi Điều 6: “Điều 6. Đầu tư xây dựng các dự án điện gió

1. Việc đầu tư xây dựng dự án điện gió phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc đầu tư xây dựng các dự án điện gió được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.”

-Sửa đổi Điều 8: “Điều 8. Khởi công xây dựng công trình điện gió

Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công xây dựng công trình điện gió khi đáp ứng các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng, có hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện, có Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị truyền tải điện và có báo cáo số liệu đo gió trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 12 tháng.”

- Sửa đổi Điều 10: “Điều 10. Chế độ báo cáo

1. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được chứng thực về Bộ Công Thương để theo dõi quản lý.

2. Hằng năm, trước ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7, Ủy ban nhân dân các tỉnh có các dự án điện gió phải có báo cáo định kỳ 6 tháng liền trước về hoạt động đăng ký đầu tư và tình hình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Công Thương để quản lý, theo dõi thực hiện.”

- Sửa đổi Điều 14: “Điều 14. Giá điện đối với dự án điện gió nối lưới

1. Bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện như sau:

a) Đối với các dự án điện gió trong đất liền: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30 tháng 8 năm 2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD;

b) Đối với các dự án điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,8 UScent/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30 tháng 8 năm 2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

2. Chi phí mua điện từ các dự án điện gió được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

3. Giá mua điện tại khoản 1 Điều này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

4. Các dự án điện gió đã vận hành phát điện trước thời điểm ban hành Quyết định này được áp dụng mức giá mua điện tại khoản 1 Điều này kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực cho thời gian còn lại của Hợp đồng mua bán điện đã ký.

5. Các dự án điện gió áp dụng giá mua điện theo quy định này sẽ không được áp dụng cơ chế giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác.

6. Bộ Công Thương có trách nhiệm đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về cơ chế đấu giá phát triển điện gió, giá mua điện gió áp dụng từ ngày 01 tháng 11 năm 2021.”

-Bổ sung các điểm d, đ của khoản 1 Điều 16: “d) Rà soát, quy định về quản lý quá trình đầu tư xây dựng các dự án điện gió;

đ) Nghiên cứu và đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị điện gió trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong dự án điện gió.”

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày