Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 18.340
Thừa Thiên Huế phấn đấu 100% người khuyết tật khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý được đáp ứng
Ngày cập nhật 18/04/2022

Ngày 04 tháng 4 năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND trợ giúp người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

 

Kế hoạch nhằm tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và toàn xã hội quan tâm, trợ giúp người khuyết tật. Hỗ trợ để người khuyết tật được tiếp cận các chính sách trợ giúp, các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một số mục tiêu cụ thể được đề ra, gồm:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ: công nghệ thông tin và truyền thông, y tế, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra theo Kế hoạch số 299/KH-UBND.

- Phấn đấu tăng dần tỉ lệ các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;

- Phấn đấu từ 300-500 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; 50% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định;

- Phấn đấu 10-20% số xã/phường/thị trấn có tổ chức của người khuyết tật; 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực; 1.000 - 2.000 gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

Kế hoạch đề ra 13 nội dung hoạt động sau đây: Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; trợ giúp tiếp cận công trình xây dựng; trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông; trợ giúp pháp lý; trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động du lịch; hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao; trợ giúp phụ nữ khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

Trong đó, nội dung trợ giúp pháp lý là xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính; đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính thông qua các hoạt động thích hợp; tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý; tại các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, Hội người khuyết tật và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương. Phấn đấu 100% người khuyết tật khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý được đáp ứng./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày