Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 5.931
Các nhiệm vụ chủ yếu về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2012 – 2016 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 15/11/2012

Ngày 31 tháng 10 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND về thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

Theo Kế hoạch, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn 2012 - 2016 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm trên cơ sở các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư; gắn việc triển khai thực hiện Kết luận với việc thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kết hợp việc triển khai toàn diện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị, địa phương;
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật;
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, địa phương; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thành viên của Hội đồng các cấp; có chính sách hợp lý đối với các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;
4. Trên cơ sở tổng kết các Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, rà soát, chọn lọc để kế thừa, phát huy các kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, tồn tại, yếu kém, xác định nhu cầu, phương hướng, nhiệm vụ và cách thức để triển khai thực hiện cho phù hợp với tình hình mới trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2016 hoặc tiến hành lồng ghép việc thực hiện các Đề án đó vào các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật đang được triển khai một cách thiết thực, phù hợp, có hiệu quả; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 - 2012 và xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai các nội dung, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả;
5. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên nghiệp, có chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị - tư tưởng, am hiểu pháp luật, có kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật tốt.
6. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ cấp xã, nhân dân ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người lao động trong các doanh nghiệp; người khuyết tật; nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người; phạm nhân; học sinh trường giáo dưỡng và người Việt Nam ở nước ngoài;
7. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật quan trọng như an toàn giao thông, đất đai, khiếu nại, tố cáo, tài nguyên và môi trường, bình đẳng giới, an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng, chống tham nhũng...; chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình điểm trên thực tế; chủ động, sáng tạo, linh hoạt áp dụng các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật mới, phù hợp; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật
8. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, các cơ sở đào tạo khác; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy môn pháp luật; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng và mục tiêu giáo dục, đào tạo. Cần xác định đây là môn học quan trọng, bắt buộc trong chương trình đào tạo, giảng dạy đối với tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo.
 

Lê Thị Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày