Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 1.940
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021
Ngày cập nhật 26/04/2021

Ngày 20 tháng 4 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 3246/UBND-TĐKT về việc triển khai một số nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

- Tổng kết Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 và các đề án theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021. Mốc thời gian tổng kết tính từ ngày 01/6/2017 đến ngày 01/6/2021. Chủ động lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết và gửi báo cáo về Sở Tư pháp trước ngày 30/6/2021 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

- Tích cực tham gia Cuộc thi Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật giỏi toàn quốc về phòng, chống tham nhũng theo Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh.

- Tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11 năm 2021. Về nội dung, bên cạnh việc bám sát các nội dung cần phổ biến theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, thì các đơn vị cần tập trung phổ biến những vấn đề dư luận, xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, trọng tâm là các lĩnh vực: phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính; bảo vệ môi trường; đất đai; biên giới, hải đảo; xử lý vi phạm hành chính…. Kịp thời phản ánh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Về hình thức, phát huy đầy đủ vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia công tác PBGDPL; tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo, đài, Cổng/Trang thông tin điện tử và hệ thống loa truyền thanh cơ sở; truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật trực tiếp; tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao...  Tổ chức thực hiện tốt Đề án “Bình chọn, tôn vinh cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện pháp luật”. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt trong 02 tháng cao điểm là tháng 10 và 11/2021. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật trong phạm vi quản lý và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trong Báo cáo công tác tư pháp năm 2021; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật.

- Thực hiện quản lý, khai thác thống nhất sách, tài liệu pháp luật theo Công văn số 9827/UBND-TTr ngày 14 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Trong đó, cán bộ được giao quản lý Thư viện xã hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng mà Tủ sách pháp luật được sáp nhập có trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác sách, tài liệu pháp luật theo quy định. Công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, chỉ đạo việc rà soát các sách, tài liệu có nội dung quy định pháp luật hết hiệu lực; luân chuyển, trao đổi sách, tài liệu pháp luật tại Thư viện xã hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng với Tủ sách tự quản ở cộng đồng và thực hiện các giải pháp khác nâng cao hiệu quả khai thác sách, tài liệu pháp luật trên địa bàn. Kinh phí xây dựng, quản lý, khai thác sách, tài liệu được bố trí trong kinh phí hoạt động của thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở cấp xã mà Tủ sách pháp luật được sáp nhập.

- Đối với công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát, hướng dẫn kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định để phù hợp với việc sắp xếp, sáp nhập, thành lập mới và đổi tên gọi các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh (theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 06/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh). Cú trọng tập huấn, nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, đảm bảo tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 80% trở lên. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thường xuyên nắm bắt, thông tin về những khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết (qua Sở Tư pháp tổng hợp).

Trên cơ sở kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các phòng, ban và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật; đồng thời nâng cao chất lượng thực hiện công tác này nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày