Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 3.811
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong chương trình phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em,...
Ngày cập nhật 11/03/2021

Ngày 02 tháng 3 năm 2021, Công an tỉnh ban hành Chương trình số 878/CTr-CAT-PV02 chương trình phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2021.

 

Theo đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm gồm các nội dung cụ thể như sau:

          1. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

          -Tiếp tục xây dựng, duy trì và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục trên báo, các phóng sự, tiểu phẩm, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về công tác phòng chống xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Công tác tuyên truyền phải tạo chuyển biến về nhận thức để người dân tích cực tham gia phòng ngừa, nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

          - Tổ chức giáo dục pháp luật, nhất là các quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật An ninh mạng; phổ biến pháp luật và chế độ, chính sách liên quan đến trẻ em, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tại cơ sở, nhất là tập trung đối tượng nguy cơ cao như người dưới 18 tuổi lang thang, không có nơi cư trú; trẻ em khuyết tật, trẻ em tại các cơ sở từ thiện, trung tâm bảo trợ xã hội. Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2021.

          - Phối hợp chặt chẽ giữa Công an, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, gắn công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình với các đợt sinh hoạt chính trị hoặc phong trào thi đua của trường học, đoàn thanh niên, phụ nữ, hội sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong. Đổi mới hình thức như: mời báo cáo viên, tổ chức thi tìm hiểu, hội thảo, tọa đàm, báo tường, kịch tấu, văn nghệ, panô, áp phích, tờ rơi kết hợp với tuyên truyền trên các trang mạng xã hội.

          2. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

          - Xây dựng, triển khai kế hoạch điều tra cơ bản chuyên đề chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, cố ý gây thương tích trẻ em, mua bán, đánh tráo, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, bạo lực học đường, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi để phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của từng vùng, miền, khu vực, cụm dân cư thường xảy ra tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

          - Tổng điều tra rà soát tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh nguy cơ người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật; lập danh sách người dưới 18 tuổi có biểu hiện hoạt động phạm tội, chủ yếu là số hư hỏng bỏ nhà lang thang, tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan quan tâm đến các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống xa cha, mẹ, có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực gia đình, để kịp thời có kế hoạch cụ thể trong việc phân công giúp đỡ quản lý giáo dục tại gia đình, nhà trường, cộng đồng.

          - Tham mưu mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, gắn với đấu tranh ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi.

          - Xác lập chuyên án điều tra khám phá các vụ án xâm hại trẻ em như: xâm hại, giết trẻ em, dâm ô trẻ em, các vụ án nghiêm trọng xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình, các nhóm tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi gây án nghiêm trọng gây hoang mang trong dư luận.

          - Phối hợp với Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp trong công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại trẻ em, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt với nạn nhân là trẻ em.

          - Đối với những trường hợp chưa đủ dấu hiệu khởi tố vụ án hình sự, thì lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở cai nghiện bắt buộc, phục hồi nhân phẩm, giáo dục tại cộng đồng phường, xã, thị trấn hoặc đề nghị tổ dân phố, thôn xóm, nhà trường kiểm điểm, làm cam đoan và giao gia đình bảo lãnh; thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành chính; giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh bắt buộc./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày