Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.971.856
Truy cập hiện tại 2.527
Thừa Thiên Huế hưởng ứng cuộc thi “Sáng tác kịch bản tiểu phẩm pháp luật”
Ngày cập nhật 19/09/2018

Nhằm hưởng ứng Cuộc thi “Sáng tác kịch bản tiểu phẩm pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thực hiện Đề án 1259 “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm phức tạp về vi phạm pháp luật”” (gọi tắt là Cuộc thi) do Bộ Tư pháp tổ chức, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các cơ quan, địa phương quán triệt, thông tin, truyền thông về Cuộc thi, đồng thời vận động đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nhất là các đơn vị được chọn điểm của Đề án 1259 thiết thực hưởng ứng Cuộc thi và có bài dự thi.

 

Bài dự thi của các cá nhân gửi về Bộ Tư pháp (theo thể lệ Cuộc thi như giới thiệu dưới đây); đồng thời gửi thêm 01 bài về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như làm tư liệu nghiên cứu, phục vụ cho công tác triển khai Đề án 1259 trên địa bàn tỉnh.

Thể lệ Cuộc thi như sau:

1. Đối tượng dự thi

Công dân Việt Nam đang cư trú, học tập, công tác tại các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Đề án, không phân biệt thành phần, dân tộc, lứa tuổi, giới tính..

Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và các công chức giúp việc trực tiếp tham mưu triển khai cuộc thi không được tham gia cuộc thi này.

2. Nội dung chủ đề, hình thức thi, địa chỉ nhận bài dự thi

a) Nội dung chủ đề

Chủ đề kịch bản tiểu phẩm tập trung phản ánh, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội thực tế đang diễn ra tại địa bàn trọng điểm; định hướng hành vi, truyền tải thông điệp nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; các cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, đồng thời tôn vinh, biểu dương các phong trào, những cá nhân, tập thể và các mô hình điển hình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Hình thức thi, địa chỉ nhận bài dự thi

Mỗi cá nhân được gửi tối đa 02 kịch bản tiểu phẩm dự thi qua đường bưu điện (bản giấy) hoặc qua email (kèm theo file word) về địa chỉ: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp,58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc email: phobiengiaoducphapluat@moj.gov.vn, số điện thoại liên hệ: 024.62739468 (đ/c Bùi Phương Thảo).

3. Quy định về kịch bản tiểu phẩm dự thi

a) Yêu cầu về nội dung

- Kịch bản tiểu phẩm dự thi phải có cốt truyện rõ ràng; nội dung kịch bản tiểu phẩm gắn với tình huống, vụ việc, nhân vật cụ thể.

- Nội dung kịch bản tiểu phẩm dự thi không được sao chép lại sản phẩm của người khác và chưa từng được sử dụng công khai dưới mọi hình thức (nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng); chưa gửi tham gia bất cứ cuộc thi nào.

- Nghiêm cấm các trường hợp lợi dụng việc sáng tác kịch bản tiểu phẩm dự thi để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam; vi phạm đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và các quy định pháp luật có liên quan.

- Trường hợp vi phạm các quy định trên sẽ bị hủy kịch bản tiểu phẩm dự thi hoặc hủy giải thưởng.

b) Yêu cầu hình thức

- Kịch bản tiểu phẩm dự thi được trình bày bằng tiếng Việt viết tay hoặc đánh máy trên khổ giấy A4 (cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman đối với bài dự thi đánh máy); có độ dài từ 03-05 trang; đánh số trang theo thứ tự. Người dự thi phải đặt tên cho kịch bản tiểu phẩm

- Trang bài kịch bản tiểu phẩm dự thi ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; nghề nghiệp, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ, số điện thoại liên hệ, email (nếu có) của người dự thi.

4. Thời gian tổ chức cuộc thi

- Phát động và nhận bài dự thi: Cuộc thi được phát động từ ngày 20/8/2018; Ban Tổ chức nhận bài dự thi đến trước 17h00’ ngày 10/10/2018 (tính theo dấu bưu điện nơi gửi hoặc thời gian nhận email).

- Phân loại và chấm bài dự thi: Trong tháng 10/2018.

- Tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi: Trước ngày 30/11/2018.

5. Tổ chức chấm thi

- Trên cơ sở số lượng kịch bản tiểu phẩm dự thi nhận được, Ban Tổ chức cuộc thi tiến hành phân loại, rà soát bảo đảm kịch bản tiểu phẩm dự thi đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức.

- Chấm trao giải: Ban Giám khảo được thành lập tổ chức chấm trao giải đối với các kịch bản tiểu phẩm dự thi.

6. Hình thức đăng tải và sử dụng kịch bản tiểu phẩm dự thi

Thông tin về tình hình tổ chức triển khai cuộc thi, danh sách các kịch bản tiểu phẩm dự thi đạt giải sẽ được đăng tải, giới thiệu rộng rãi trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật/Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Đồng thời, được khai thác, sử dụng miễn phí để phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các hình thức khác nhau không nhằm mục đích thương mại.

7. Cơ cấu giải thưởng

Căn cứ vào kết quả Cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định tặng Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức và giá trị giải thưởng như sau:

- 03 giải Nhất: 5.000.000 đ/giải;

- 05 giải Nhì: 3.000.000đ/giải;

- 07 giải Ba: 1.000.000đ/giải;

- 15 giải Khuyến khích: 500.000 đ/giải.

8. Giải quyết khiếu nại về cuộc thi

Trường hợp có khiếu nại liên quan đến Cuộc thi, người khiếu nại phải phản ánh bằng văn bản về Ban Tổ chức cuộc thi chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Sau thời hạn trên, Ban Tổ chức không xem xét, giải quyết.

9. Thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi

- Ban Tổ chức cuộc thi sẽ do 01 đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng ban. Thành viên Ban Tổ chức là đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp, gồm: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Văn phòng Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Cục Công nghệ thông tin.

- Ban Giám khảo cuộc thi do Ban Tổ chức quyết định thành lập, có trách nhiệm chấm trao giải đối với các kịch bản tiểu phẩm dự thi./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày