Theo đó, Kế hoạch đề ra các nội dung phối hợp giữa hai bên, cụ thể như sau:
1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở
Phối hợp lồng ghép tổ chức tập huấn về kiến thức pháp luật mới, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành bảo đảm phù hợp với đặc thù từng Bên; chỉ đạo, hướng dẫn, lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của hai ngành và tổ chức thực hiện“Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(09/11/2018) có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, nhận thức của các nhóm phụ nữ; phối hợp thực hiện trách nhiệm thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng; phối hợp cung cấp, cử báo cáo viên pháp luật của hai ngành tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu; rà soát, đánh giá việc thực hiện biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ; xây dựng Bản tin Tư pháp
2. Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý
Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý cho phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý; cung cấp mẫu đơn và giới thiệu phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; phối hợp xây dựng mạng lưới tư vấn viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý để hỗ trợ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhóm phụ nữ yếu thế và một số vụ việc cụ thể; phối hợp tạo điều kiện tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp, liên kết hoạt động tư vấn pháp luật cho phụ nữ tại các Trung tâm tư vấn pháp luật với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; lồng ghép nội dung kỹ năng tiếp xúc và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nhằm nâng cao năng lực người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ của Hội phụ nữ trong các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý của hai ngành.
3. Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật
Phối hợp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Bình đẳng giới, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; bảo đảm phát huy vai trò phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới; bảo đảm sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong các cuộc họp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì đối với những văn bản có vấn đề giới và/hoặc có liên quan đến phụ nữ.