Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.576.239
Truy cập hiện tại 1.888
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 18/10/2017

Ngày  03  tháng 10 năm 2017 , Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 197/KH-UBND phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

        Theo đó, nội dung Kế hoạch thực hiện như sau:

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc phát triển văn hóa đọc: Huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông trong tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp. nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc.

2.  Tổ chức triển khai xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc: Huy động sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc cho các đối tượng khác nhau. Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.

3. Tổ chức mô hình thư viện điểm và nhân rộng mô hình: Thí điểm và hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức được nhanh chóng, thuận tiện. Nhân rộng mô hình các thư viện làng văn hóa phục vụ cộng đồng.

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế: Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực đầu tư cho thư viện từ các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế nhằm phát triển văn hóa đọc. Thực hiện tốt việc lồng ghép và tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, đề án khác. Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách; bổ sung tiêu chí về tủ sách gia đình thành tiêu chuẩn xét công nhận gia đình văn hóa. Tăng cường giao lưu văn hóa trong lĩnh vực thư viện và các hoạt động văn hóa khác. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các tác phẩm có giá trị về lịch sử, văn hóa Huế ra nước ngoài; đồng thời, lựa chọn các tác phẩm có chất lượng của nước ngoài để giới thiệu, phổ biến trong các thư viện của tỉnh.

5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân thiện phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân. Chú trọng phát triển thư viện trường học, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đến các trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, Bưu điện Văn hóa xã. Đầu tư nâng cấp thư viện công cộng cấp tỉnh, cấp huyện để đáp ứng nhu cầu đọc của người dân, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện, phục vụ văn hóa đọc của các cấp, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

6. Đa dạng hóa xuất bản phẩm. Bảo đảm cơ cấu xuất bản phẩm hợp lý, đặc biệt là sách nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao và đa dạng của người dân; Phát triển đa dạng các loại sách (bỏ túi, sách nói, sách điện tử) có nội dung phong phú dành cho các nhóm đối tượng, tập trung vào các nội dung phổ cập kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc, giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa của Thừa Thiên Huế, các điểm tham quan du lịch. Nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ phát hành văn hóa phẩm tại các điểm bưu điện huyện, thị xã, các điểm bưu điện văn hóa xã, phường, thị trấn góp phần đáp ứng nhu cầu tiếp cận, mua và đọc sách của người dân tại các địa phương.

7. Công tác kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch. Tổ chức sơ kết sau mỗi năm thực hiện kế hoạch. Tổ chức tổng kết giai đoạn 1 vào năm 2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho giai đoạn tiếp theo. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; có hình thức tôn vinh người đọc có hiệu quả; đồng thời, chỉ ra những hạn chế và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn mới.

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày