Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.989.238
Truy cập hiện tại 1.046
Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án trên tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2009 đến năm 2012
Ngày cập nhật 20/07/2009

Thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước” được ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 27/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/4/2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND về thực hiện Đề án trên tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2009 đến năm 2012.

Thực hiện mục tiêu chung của Đề án là củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Kế hoạch đã đặt ra các mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2012 như sau:
- Về tổ chức và con người: tăng biên chế từ 7-8 cán bộ cho Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp để tăng cường vai trò của cơ quan đầu mối và tham mưu chủ yếu của Sở Tư pháp và Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh. Phấn đấu có 80% Tổ chức pháp chế thuộc Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 80% cơ quan báo, đài trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và báo, đài địa phương có phóng viên, biên tập viên chuyên trách về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn được 70% tổ hòa giải ở cơ sở và 60% Ban công tác Mặt trận ở địa phương,...
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật: 100% cán bộ quản lý và người trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; 100% giáo viên dạy môn pháp luật của Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn giáo dục công dân thuộc các trường học; 70% Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở và thành viên Ban công tác Mặt trận được bồi dưỡng chuyên môn pháp lý; nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
Kế hoạch đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm cho từng cơ quan, đợn vị trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Đề án, trong đó Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án. Cũng theo Kế hoạch, tiến độ thực hiện Đề án được chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn I: từ nay đến hết năm 2010 và giai đoạn II: từ quý I năm 2011 đến hết năm 2012. Nguồn kinh phí để thực hiện Đề án do Ngân sách tỉnh bảo đảm, ước tính tổng số kinh phí thực hiện Đề án là 500 triệu đồng.
Thực hiện giai đoạn I của Đề án trong năm 2009, Sở Tư pháp - cơ quan chủ trì Đề án đã tham mưu thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo Đề án, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt.  
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày