Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.985.138
Truy cập hiện tại 9.477
Thực trạng Báo cáo viên pháp luật: THỪA VÀ THIẾU
Ngày cập nhật 16/09/2015

Thừa nhưng vẫn thiếu

Hiện nay, số lượng báo cáo viên pháp luật các cấp được công nhận cơ bản đáp ứng yêu cầu (Tại Thừa Thiên Huế, chỉ riêng cấp tỉnh là 81 người, cấp huyện là hơn 200 người và tuyên truyền viên pháp luật là 1.453 người). Lực lượng báo cáo viên pháp luật bố trí đều ở tất cả các ngành, các cấp. Không những thế, với sự ra đời của Bộ thủ tục hành chính về công nhận báo cáo viên pháp luật, dự báo trong thời gian tới con số này sẽ còn tăng lên. Có thể nói, cần lĩnh vực nào là có báo cáo viên lĩnh vực đó, sẵng sàng đáp ứng nhu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Nguồn cung có nhiều, vậy nhưng thực tế không ít cơ quan, địa phương vẫn than phiền “quá khó” về báo cáo viên pháp luật. Công chức Tư pháp – Hộ tịch một địa phương cho biết “Thật ra, nhu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt ở cơ sở là rất lớn nhưng lại gặp vướng mắc trong khâu báo cáo viên pháp luật. Có những trường hợp địa phương đã liên hệ bằng điện thoại và gửi cả công văn mời nhưng hầu như không được báo cáo viên nhận lời”.

Đi tìm nguyên nhân của tình trạng này cho thấy, có những vướng mắc về cơ chế thực hiện cần được xem xét, tháo gỡ để tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật.

Thứ nhất, chất lượng Báo cáo viên pháp luật chưa đồng đều, một số trường hợp còn mang tính hình thức. Có người là báo cáo viên pháp luật nhưng chưa làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong khi đó, có những người có khả năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật tốt, hiệu quả cao nhưng chưa được công nhận là báo cáo viên pháp luật.

Thứ hai, Báo cáo viên pháp luật được “tự do” hoạt động ở mức độ nào? Một báo cáo viên pháp luật cho biết: Có trường hợp cơ quan đặt vấn đề mời đích danh Báo cáo viên thực hiện phổ biến pháp luật nhưng người này không dám nhận lời vì “thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công” của cơ quan, tổ chức chủ quản. Như vậy, bản thân báo cáo viên pháp luật không có sự chủ động trong thực hiện; vai trò của Báo cáo viên pháp luật chưa được phát huy cao.

Thứ ba, làm thế nào để đánh giá chất lượng của báo cáo viên pháp luật? Để tránh tính hình thức và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, đây là việc làm cần thiết. Việc đánh giá này chỉ có thể thực hiện thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Báo cáo viên pháp luật. Tuy nhiên, đánh giá như thế nào, cơ quan nào đánh giá, kết quả đánh giá có giá trị gì cần được làm rõ.

Cần cơ chế thông thoáng hơn

Để phát huy tốt vai trò của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cần một cơ chế thông thoáng hơn.

- Trước hết, cần làm rõ Báo cáo viên pháp luật và không phải báo cáo viên pháp luật khác nhau ở đâu? Đó là câu hỏi của không ít Báo cáo viên pháp luật khi nói về vai trò của mình. Chính vì điểm vướng này mà đội ngũ báo cáo viên chưa được “tinh lọc” thật sự, chưa tạo được sự quan tâm, đầu tư của những người liên quan. Có thể nói, tạo sự khác biệt của Báo cáo viên pháp luật là việc làm cần thiết để không chỉ thu hút những người có khả năng thật sự tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật mà còn để khẳng định vị trí, vai trò của Báo cáo viên pháp luật. Sự khác biệt này có thể bắt đầu từ chế độ, chính sách đối với báo cáo viên pháp luật, như: Phụ cấp hàng tháng hoặc năm, trang cấp…

- Có biện pháp “tinh lọc” đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Điều này có nghĩa là, ngay từ khâu “đầu vào” đã phải coi trọng chất lượng của báo cáo viên pháp luật. Sự thật có không ít cơ quan, địa phương, khi đối chiếu quy định về điều kiện của Báo cáo viên pháp luật thì đều giới thiệu những người có bằng tốt nghiệp đại học luật để làm báo cáo viên mà không chú ý đến điều kiện về khả năng truyền đạt, tạo nên tính hình thức của một số báo cáo viên pháp luật. Chính vì vậy, cần giao cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước kiểm tra điều kiện này của người được đề nghị làm báo cáo viên pháp luật thông qua một số biện pháp, ví dụ như: Trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn, cử người theo dõi việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thực tế của người được đề nghị trước khi trình hồ sơ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định,… Ngoài ra, cần quy định rõ số lần tối thiểu thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong một năm của báo cáo viên pháp luật, nếu không đạt được yêu cầu này thì có thể bị miễn nhiệm.

- Cho phép báo cáo viên pháp luật được “chủ động” trong một số trường hợp. Do cơ chế, Báo cáo viên pháp luật chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản, nói cách khác, cơ quan chủ quản không chỉ chịu trách nhiệm về nhân sự mà còn phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của báo cáo viên pháp luật. Vậy làm thế nào để dung hòa quyền và nghĩa vụ của hai bên, tạo “khoảng trống” để báo cáo viên có thể “tự do” hoạt động trong khuôn khổ cho phép? Thiết nghĩ, văn bản pháp luật cần quy định rõ hai trường hợp: Trường hợp Báo cáo viên được phép nhận lời mời trực tiếp để tham gia phổ biến pháp luật và trường hợp thực hiện theo sự phân công của cơ quan chủ quản.

- Phát huy vai trò và tăng thẩm quyền cho cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về Báo cáo viên pháp luật, cụ thể là cơ quan Tư pháp các cấp. Theo quy định hiện hành, giữa cơ quan quản lý nhà nước về Báo cáo viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật chưa có sự tương tác trực tiếp. Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của Báo cáo viên pháp luật, có thể tăng thêm thẩm quyền cho cơ quan Tư pháp trong một số việc, như: Tổ chức đánh giá chất lượng “đầu vào” như đã nói ở trên, đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động của báo cáo viên pháp luật; kiến nghị cơ quan chủ quản xem xét về việc đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật hoặc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày