Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 2.605
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại các huyện, thị xã, thành phố
Ngày cập nhật 25/06/2024

Từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 13 tháng 6 năm 2023, Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 09 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại các huyện, thị xã, thành phố. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; các đồng chí đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng, chuyên viên Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, chuyên viên Phòng Tư pháp cấp huyện và gần 700 đại biểu là Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, Tập huấn viên cấp huyện, Tuyên truyền viên pháp luật; hòa giải viên ở cơ sở; người có uy tín trong cộng đồng dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn.

 

Tại Hội nghị, Báo cáo viên pháp luật đã giới thiệu chuyên đề: Một số quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội; Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở; Kỹ năng hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Các Báo cáo viên pháp luật đã truyền tải những quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự liên quan đến quy định đối với người chưa thành niên phạm tội; trình bày một số nội dung của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Việc xây dựng dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về "phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em". Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013: "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em"; thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật này; tại bản dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tháng 4/2024 gồm 5 phần, 12 chương, 168 điều. Mục đích xây dựng dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên nhằm hoàn thiện pháp luật tư pháp đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội; tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm; xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với độ tuổi, tâm lý và vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm các quyền cơ bản của người chưa thành niên trong xử lý chuyển hướng, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng;...

Với chuyên đề kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở, báo cáo viên pháp luật đã nêu sự cần thiết tăng cường truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; một số kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách đến địa bàn cơ sở, phương thức thực hiện, nội dung, đối tượng, địa bàn và các bước thực hiện truyền thông dự thảo chính sách. Bên cạnh đó, báo cáo viên pháp luật đã trình bày một số hoạt động hoà giải ở cơ sở, kỹ năng hoà giải ở cơ sở liên quan đến lĩnh vực pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình gắn với một số tình huống hòa giải ở cơ sở cụ thể. Ngoài ra, báo cáo viên pháp luật đã tuyên truyền, phổ biến một số nội dung của Nghị quyết số 07/2024/NQ-HDND ngày 14 tháng 5 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị quyết số 14/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định mức chi đối với công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 5 năm 2024.

Thông qua Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nghiêm túc tiếp thu và nắm bắt được các nội dung cơ bản của từng chuyên đề; các đại biểu cũng đưa ra những câu hỏi, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, Tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày