Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.965.338
Truy cập hiện tại 12.266
QUY CHẾ HỘI THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ, THỊ TRẤN THUỘC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 10/09/2023

Ngày 21 tháng 8 năm 2023, Ban Tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới ban hành Quyết định số 1862/QĐ-BTCHT về việc ban hành Thể lệ và Quy chế Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo đó, Quy chế Hội thi được quy định cụ thể như sau:

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ Giúp việc Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi tắt là Hội thi).

2. Mọi hoạt động của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc Hội thi phải thực hiện theo đúng nội dung quy định trong Quy chế này và những quy định khác có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc Hội thi

1. Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc Hội thi làm việc theo chế độ tập thể, dân chủ, công khai, phân công nhiệm vụ của thể cho từng thành viên và tuân thủ theo quy định của pháp luật, Thể lệ, Quy chế Hội thi .

2. Các thành viên của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc Hội thi không được tham gia dự thi.

Điều 3. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức

1. Ban Tổ chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Kế hoạch, Thể lệ, Quy chế Hội thi; chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Hội thi.

2. Phát động, tuyên truyền và vận động các cơ quan, đơn vị tham gia Hội thi; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thi.

3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân (nếu có) về công tác tổ chức Hội thi; các khiếu nại đối với thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ Giúp việc đối với các hành vi, quyết định liên quan đến Hội thi.

4. Được sử dụng con dấu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trong các hoạt động của Ban Tổ chức Hội thi.

5. Tổ chức công bố kết quả và tổng kết Hội thi.

Điều 4. Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban Tổ chức, Phó trưởng Ban Tổ chức và các thành viên Ban Tổ chức Hội thi

1.Trưởng Ban Tổ chức Hội thi

a) Có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung việc tổ chức Hội thi. Ký hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban ký các quyết định, văn bản có liên quan đến triển khai Hội thi.

b) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo nêu ở khoản 3, Điều 3 Quy chế này.

2. Phó trưởng Ban Tổ chức

a) Giúp Ban Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu ở Khoản 1 Điều này.

b) Giải quyết các công việc liên quan đến triển khai Hội thi do Trưởng Ban Tổ chức ủy quyền.

c) Chủ trì các cuộc họp của Ban Tổ chức Hội thi, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức Hội thi.

 3. Các thành viên Ban Tổ chức

Các thành viên Ban Tổ chức giúp Trưởng ban triển khai Hội thi và thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban phân công; tham dự đầy đủ các cuộc họp và hoạt động của Ban Tổ chức; tuyên truyền về Hội thi.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi

1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Ban Giám khảo

a) Thực hiện chấm thi đảm bảo nghiêm túc, khách quan, trung thực, chính xác. Trên cơ sở kết quả chấm thi, đề xuất giải thưởng và chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức Hội thi, trước pháp luật về kết quả chấm thi và xét giải.

b) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dự thi liên quan đến việc chấm thi theo thẩm quyền (nếu có).

c) Thực hiện các công việc khác theo phân công của Ban Tổ chức.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Giám khảo

a) Chỉ đạo, phân công các thành viên trong Ban Giám khảo chấm điểm bài dự thi, theo dõi việc chấm thi, giải quyết những vướng mắc khi chấm thi, báo cáo với Trưởng ban Tổ chức Hội thi  diễn biến của việc chấm thi.

b) Báo cáo Ban Tổ chức kết quả và đề xuất về giải thưởng cho mỗi đợt thi và chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức Hội thi  về kết quả và đề xuất.

c) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm thi và xét giải.

3. Nhiệm vụ của Thành viên Ban Giám khảo

a) Thực hiện việc chấm thi theo phân công của Trưởng ban Giám khảo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Giám khảo về kết quả chấm thi của mình; báo cáo với Trưởng ban những vướng mắc khi chấm thi, thông tin tình hình chấm thi của mình cho Trưởng ban.

b) Tổng hợp tham mưu Trưởng ban Giám khảo việc xếp giải.

c) Các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Giám khảo và Ban Tổ chức Hội thi giao.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký

1. Thư ký có nhiệm vụ tổ chức biên soạn và biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án phục vụ cho Hội thi và chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức Hội thi tính chính xác và hợp pháp về câu hỏi và đáp án đã gửi Ban Tổ chức Hội thi.

2. Có trách nhiệm bảo mật đối với đề thi và đáp án.

3. Các nhiệm vụ khác do Ban Tổ chức Hội thi giao.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Giúp việc

1. Giúp Ban Tổ chức thực hiện các công việc trong quá trình tổ chức Hội thi; đôn đốc tiến độ triển khai, thực hiện.

2. Tổng hợp, lập danh sách các thi sinh dự thi, nhận, chuyển bài dự thi (đối với bài dự thi Clip) do các thi sính gửi đến trình Trưởng Ban giám khảo chấm thi, theo dõi thời gian tham gia gửi bài của thí sinh; tổng hợp các phản ánh, khiếu nại, kiến nghị; theo dõi việc thực hiện Thể lệ, Quy chế Hội thi của thí sinh dự thi và báo cáo Ban Tổ chức, Ban Giám khảo trước khi xét giải.

3. Thực hiện công việc tổ chức trao giải thưởng và tổng kết Hội thi và một số nhiệm vụ khác phục vụ việc Hội thi  theo yêu cầu của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi .

Điều 8. Chế độ làm việc

1. Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc Hội thi làm việc kiêm nhiệm, theo chế độ tập thể, có sự phân công nhiệm vụ của từng thành viên.

2. Chế độ, chính sách đối với Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc Hội thi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hội thi  được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1. Thí sinh nếu có khiếu nại về các nội dung liên quan đến Hội thi thì gửi khiếu nại qua thư công vụ Ban Tổ chức Hội thi (sldtbxh@thuathienhue.gov.vn) hoặc bằng văn bản đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (thông qua Thư ký, Tổ Giúp việc Hội thi).

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả giải thưởng của đợt thi, thí sinh dự thi gửi khiếu nại, tố cáo (nếu có) đến Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi (qua Thư ký, Tổ Giúp việc).

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, tố cáo, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Quyết định giải quyết của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi là quyết định cuối cùng.

   Điều 10. Điều khoản thi hành

Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký, Tổ giúp việc và mọi cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Tổ Thư ký, giúp việc tổng hợp Ban Tổ chức xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày