Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.966.669
Truy cập hiện tại 252
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ngày cập nhật 16/05/2023

Ngày 10 tháng 5 năm 2023, Hội đồng phối hợp hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hội nghị có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và gần 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện lãnh đạo Công an, Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên tỉnh.

 

Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 02, Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Luật gồm 12 Chương và 121 điều; Chương I, những quy định chung, gồm 8 điều, từ Điều 1 đến Điều 8; Chương II, quyền và nghĩa vụ của người bệnh, gồm 10 điều, từ Điều 9 đến Điều 18; Chương III, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, gồm 29 điều, từ Điều 19 đến Điều 47; Chương IV, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, gồm 13 điều, từ Điều 48 đến Điều 60; Chương V, chuyên môn kỹ thuật, gồm 23 điều, từ Điều 61 đến Điều 84; Chương VI, khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, gồm 3 điều, từ Điều 85 đến Điều 87; Chương VII, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, gồm 4 điều, từ Điều 88 đến Điều 91; Chương VIII, áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh, gồm 8 điều, từ Điều 92 đến Điều 99; Chương IX, sai sót chuyên môn, kỹ thuật, gồm 4 điều, từ Điều 100 đến Điều 103; Chương X, điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, gồm 11 điều, từ Điều 104 đến Điều 114; Chương XI, huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, gồm 4 điều, từ Điều 115 đến Điều 118; Chương XII, điều khoản thi hành, gồm 3 điều, từ Điều 119 đến Điều 121.

Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa X, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023; Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 gồm có 4 Chương, 66 điều; Chương I, quy định chung, gồm 8 điều, từ Điều 1 đến Điều 8; Chương II, biện pháp phòng, chống rửa tiền, gồm 38 điều, từ Điều 9 đến Điều 46; Chương III, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong phòng, chống rửa tiền, gồm 17 điều, từ Điều 47 đến Điều 63; Chương IV, điều khoản thi hành, gồm 3 điều, từ Điều 64 đến Điều 66.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023; nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đất nước; Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Luật gồm 06 chương, 91 điều. Và có nhiều điểm mới như: về phạm vi điều chỉnh, không chỉ thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn mà Luật còn điều chỉnh đến dân chủ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức có sử dụng lao động; về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định 06 nguyên tắc trên cơ sở kế thừa 05 nguyên tắc của Pháp lệnh 34, đồng thời bổ sung 01 nguyên tắc và một số nội dung trong nguyên tắc của pháp lệnh 34; về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thêm quyền thụ hưởng của công dân.../.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày