Giải đáp pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động- thương binh và xã hội (TT)
Ngày cập nhật 09/08/2022

  1. Anh Vinh đang làm hồ sơ Công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Do đó, anh Vinh hỏi: Tôi có phải đảm bảo điều kiện gì không?

          Trả lời:                                                                                                                                                                                         

          Thủ tục hành chính Công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện để công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác định như sau:

- Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội.

- Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an.

- Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

- Thanh niên xung phong tập trung.

- Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.

2. Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy.

3. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh được quy định tại Phụ lục V Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và có phạm vi áp dụng như sau:

- Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Phụ lục V Nghị định số 131/2021/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.

- Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại khoản 16 Phụ lục V Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và tật gai sống chẻ đôi quy định tại khoản 17 Phụ lục V Nghị định số 131/2021/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.

 

     Như vậy, để được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như đã viện dẫn.

 

2. Chị Mai Lan ở xã ĐM, huyện PĐ, tỉnh TTH hỏi: Hồ sơ công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

          Trả lời:                                                                                                                                                                                        

          Thủ tục hành chính công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh, trích lục khai sinh.

- Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau:

+ Giấy X Y Z.

+ Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Trường hợp danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương mà chưa có xác nhận thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập hợp, chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý đang do cơ quan, đơn vị quản lý, hoàn thành trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 và gửi số liệu về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 6 năm 2022.

Trường hợp các giấy tờ trên chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật như sau:

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

+ Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế cấp xã trở lên đối với con đẻ chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 96 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chị Mai Lan phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

          3. Hồ sơ công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày thì phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết  là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai theo Mẫu số 10 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử (đối với trường hợp chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi).

- Một trong các giấy tờ chứng minh có tham gia cách mạng, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và thời gian, địa điểm bị tù, đày như sau:

+ Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận từ ngày 31/12/1994 trở về trước: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, lý lịch công an; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; các giấy tờ, tài liệu khác.

+ Bản sao được chứng thực từ hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.

+ Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.

+ Giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, hồ sơ công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

          4. Anh Dũng ở xã TC, thị xã HT, tỉnh TTH hỏi: Hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thì phải có các loại giấy tờ gì? Thời gian là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

          Thủ tục hành chính Giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai theo Mẫu số 11 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử (đối với trường hợp chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi).

- Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau:

+ Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng hoặc giấy chứng nhận đeo huân chương, huy chương.

+ Quyết định tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng.

+ Giấy xác nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện trở lên.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, anh Dũng phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

5. Chị Hoàng Anh cho biết: Anh trai tôi chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người có công giúp đỡ cách mạng. Vậy, để hưởng chế độ ưu đãi, hồ sơ cần phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính Giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai theo Mẫu số 11 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử (đối với trường hợp chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi).

- Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; huân chương Kháng chiến; Huy chương Kháng chiến.

+ Quyết định tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến.

+ Giấy xác nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và quá trình tham gia giúp đỡ cách mạng của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện trở lên đối với trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Huân chương Kháng chiến; Huy chương Kháng chiến nhưng có tên trong hồ sơ khen thưởng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ người có công giúp đỡ cách mạng, chị Hoàng Anh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

6. Hồ sơ giải quyết chế độ hỗ trợ để người có công  theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cần phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính giải quyết chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy xác nhận theo Mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết:

- 24 ngày đối với trường hợp hồ sơ người có công đang do quân đội, công an quản lý.

- 15 ngày làm việc đối với trường hợp hồ sơ người có công không do quân đội, công an quản lý.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, hồ sơ giải quyết chế độ hỗ trợ để người có công  theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

          7. Anh Phú đang làm hồ sơ hưởng chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy, anh Phú có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính giải quyết chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện để giải quyết chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

- Con người có công đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với người học đang theo học Chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật (sau đây gọi là cơ sở giáo dục phổ thông).

- Người có công và con của họ đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học).

- Không áp dụng chế độ ưu đãi đối với người học đã hưởng chế độ ưu đãi đủ thời gian theo quy định tại Khoản 3 Điều 96 Nghị định 131/2021/NĐ-CP tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học cùng trình độ đào tạo.

- Không áp dụng trợ cấp hàng tháng đối với trường hợp đang hưởng lương hoặc chi phí sinh hoạt khi đi học.

     Như vậy, giải quyết chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như đã viện dẫn.

          8. Anh Nam Tiến ở xã NC, thị xã HT hỏi: Hồ sơ giải quyết phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì cần phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính giải quyết phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị.

- Bản tóm tắt bệnh án điều trị thể hiện cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên, anh Nam Tiến phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

9. Anh Quang Dũng ở tại xã HP, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Hồ sơ hưởng lại chế độ ưu đãi thì cần phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính hưởng lại chế độ ưu đãi được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 24 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Các giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt tù, thời điểm hưởng lại chế độ ưu đãi kể từ tháng liền kề sau tháng chấp hành xong hình phạt tù (đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Pháp lệnh).

- Giấy tờ nhập cảnh (đối với trường hợp người có công hoặc thân nhân xuất cảnh trái phép nay trở về nước thường trú). Nếu trong thời gian 01 tháng sau khi nhập cảnh không có đơn đề nghị hưởng lại chế độ thì phải kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định tại Luật Lý lịch tư pháp.

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định tại Luật Lý lịch tư pháp (đối với trường hợp người có công hoặc thân nhân mất tích nay trở về).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng lại chế độ ưu đãi, anh Quang Dũng phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

10. Chị Thúy Anh ở xã HT, thị xã HT, tỉnh TTH hỏi: Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần thì cần phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính hưởng trợ cấp khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Trợ cấp một lần, mai táng

- Bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.

b) Trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng:

- Bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.

- Bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với trường hợp thân nhân là con chưa đủ 18 tuổi.

- Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học đối với trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao được chứng thực từ Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết:

- Đối với trợ cấp một lần và mai táng: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

- Đối với trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng:

+ 31 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp đủ điều kiện.

+ 43 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

          Như vậy, để đề nghị công nhận đối với người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an, chị Trang phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

11. Bố của chị Thùy Dung là người có công đã từ trần. Do đó, chị Thuyd Dung đang làm hồ sơ hưởng trợ cấp khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần. Vậy, để được hưởng trợ cấp có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính hưởng trợ cấp khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện hưởng trợ cấp khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần như sau:

- Trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

+ Được thực hiện đối với thân nhân của người có công còn sống.

+ Trợ cấp tuất hằng tháng đối với con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng nếu đủ điều kiện sau:

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, không có thu nhập hằng tháng hoặc tổng thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn.

+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng đối với người quy định tại khoản 4 Điều 121 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP nếu dưới 18 tuổi mà mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc sau khi đủ 18 tuổi mà sống cô đơn.

 

          Như vậy, để hưởng trợ cấp khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như đã viện dẫn.

 

12. Chị Quý Linh ở phường PH, thành phố H hỏi: Để bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ thì cần phải có các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 06 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với liệt sĩ như sau:

+ Đối với đề nghị bổ sung là cha đẻ mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ:

Căn cước công dân, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Các giấy tờ, tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận.

Văn bản đồng thuận của thân nhân liệt sĩ hoặc của những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự. Trường hợp những người này không còn thì phải được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự có văn bản đồng thuận.

+ Đối với đề nghị bổ sung là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, trích lục khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật; lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân; các giấy tờ, tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

  Như vậy, để bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ, chị Quý Linh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày