Giải đáp pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động- thương binh và xã hội
Ngày cập nhật 09/08/2022

  1. Chị Huệ ở phường PL, thành phố H hỏi: Tôi đang làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

          Trả lời:                                                                                                                                                                                        

          Thủ tục hành chính giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản sao được chứng thực Bằng “Tổ quốc ghi công”

- Và một trong các giấy tờ sau:

Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có văn bản đồng thuận của các thân nhân liệt sĩ; trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì phải có văn bản đồng thuận của những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự. Văn bản đồng thuận do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về chữ ký, nơi thường trú và nội dung đồng thuận.

Trường hợp thân nhân là con chưa đủ 18 tuổi phải có thêm bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng trước khi đủ 18 tuổi phải có thêm giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, giấy xác nhận thu nhập theo Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết:

- 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp quy định tại các điểm d, đ khoản 1 Điều 26 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp thân nhân liệt sĩ đã được hưởng chế độ ưu đãi nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ : 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ, chị Huệ phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

2. Chị Tuyền ở phường TH, thành phố H hỏi: Chồng trước của tôi là liệt sĩ, hiện nay tôi đã lập gia đình với người khác. Vậy, để được hưởng chế độ ưu đãi đối với vợ liệt sĩ lấy chồng khác thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu??

          Trả lời:                                                                                                                                                                                        

          Thủ tục hành chính Giải quyết chế độ ưu đãi đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị Mẫu số 17 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Trường hợp nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành: Văn bản đồng thuận của con liệt sĩ có xác nhận về chữ ký và nơi thường trú của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trường hợp chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ khi còn sống:

+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố, mẹ liệt sĩ thường trú khi còn sống

+ Biên bản họp đồng thuận của thân nhân liệt sĩ hoặc của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của liệt sĩ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của liệt sĩ; cháu ruột của liệt sĩ mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản theo Mẫu số 80.

+ Biên bản họp đồng thuận của thân nhân liệt sĩ hoặc của những người thuộc hàng thừa kế thứ ba của liệt sĩ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự (cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của liệt sĩ; cháu ruột của người chết mà liệt sĩ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cụ nội, cụ ngoại) nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của liệt sĩ không còn.

+ Văn bản đồng thuận có xác nhận về chữ ký và nơi thường trú của Ủy ban nhân dân cấp xã của những thành viên vắng mặt không dự họp.

- Trường hợp không chăm sóc được bố, mẹ liệt sĩ khi còn sống:

+ Các Biên bản đồng thuận của thân nhân liệt sĩ hoặc của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba của liệt sĩ.

+ Một trong các giấy tờ chứng minh lý do không chăm sóc được bố, mẹ liệt sĩ vì hoạt động cách mạng: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; hồ sơ bảo hiểm xã hội; các giấy tờ, tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trong thời gian tham gia cách mạng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết:

- 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ đối với trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của cá nhân đồng thời là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc liệt sĩ.

- 17 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ đối với trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của cá nhân không phải là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc liệt sĩ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ ưu đãi đối với vợ liệt sĩ lấy chồng khác, chị Tuyền phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

          3. Chị Duyên Anh ở phường HV, thị xã HT hỏi: để làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết  là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị Mẫu số 18 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công”.

- Văn bản ủy quyền.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, chị Duyên Anh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

          4. Anh Tánh ở xã HC, huyện NĐ, tỉnh TTH hỏi: Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với trường hợp tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời gian là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

          Thủ tục hành chính giải quyết chế độ ưu đãi đối với trường hợp tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai Mẫu số 03 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Trường hợp bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống: Bản sao được chứng thực từ quyết định tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

- Trường hợp bà mẹ Việt Nam anh hùng được truy tặng: Bản sao được chứng thực từ quyết định truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

- Trường hợp bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi: Bản sao được chứng thực từ quyết định tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ ưu đãi đối với trường hợp tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, anh Tánh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

5. Anh Quân cho biết: Anh trai tôi được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi. Vậy, để hưởng chế độ ưu đãi, hồ sơ cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính Giải quyết chế độ ưu đãi đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến hiện không công tác trong quân đội, công an được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP

- Trường hợp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến còn sống: Bản sao được chứng thực từ quyết định phong tặng hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng anh hùng.

- Trường hợp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến được truy tặng: Bản sao được chứng thực từ quyết định truy tặng danh hiệu anh hùng.

- Trường hợp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi: Bản sao được chứng thực từ quyết định phong tặng hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng anh hùng và giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để hưởng chế độ ưu đãi đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh Quân phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

          6. Anh Cường sống tại phường AĐ, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để được công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì cần có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện để được công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

1. Trực tiếp phục vụ chiến đấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra hoặc trong khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.

2. Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định theo quy định tại Phụ lục III Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định như sau:

a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.

4. Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn để xảy ra tai nạn, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

5. Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giao nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

6. Xem xét công nhận thương binh theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh bao gồm các yếu tố sau:

a) Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.

b) Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.

c) Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

d) Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.

7. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh.

Như vậy, để được công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên.

          7. Anh Cảnh ở xã ĐM, huyện PĐ, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Tôi muốn khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người bị thương theo Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương.

- Biên bản của các lần giám định trước.

- Kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) đối với trường hợp người bị thương còn sót mảnh kim khí trong cơ thể.

- Phiếu phẫu thuật hoặc tóm tắt hồ sơ bênh án của của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 84 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an, anh Cảnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

          8. Chị Hân ở xã NC, thị xã HT hỏi: Hồ sơ giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị giải quyết thêm chế độ trợ cấp theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương.

- Bản sao Giấy chứng nhận bệnh binh.

- Biên bản giám định y khoa.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 17 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh, chị Hân phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

9. Anh Bảo ở tại xã HP, tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị giải quyết thêm chế độ trợ cấp.

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương.

- Biên bản giám định y khoa.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

     Như vậy, để giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động, anh Bảo phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

10. Chị Trang ở xã HV, huyện HT, tỉnh TTH hỏi: Hồ sơ đề nghị công nhận đối với người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính công nhận đối với người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định khoản 1 tại Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP:

+ Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước (đối với người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước)

+ Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào (đối với người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước).

- Tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương và bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

+ Kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) đối với vết thương còn mảnh kim khí trong cơ thể với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết:

- Đối với người bị thương thường trú tại địa phương nơi bị thương, do Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương : 204 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Đối với người bị thương thường trú tại địa phương khác, do Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương: 207 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

- Đối với người bị thương thường trú tại địa phương khác, không do Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương: Trên 207 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

          Như vậy, để đề nghị công nhận đối với người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an, chị Trang phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

11. Hồ sơ đề nghị cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng thì cần các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính lập sổ theo dõi, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng đối với trường hợp đang sống tại gia đình hoặc đang được nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do địa phương quản lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng (Mẫu số 21 phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)

- Giấy khám và chỉ định sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng (Mẫu số 40 phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 42 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

          Như vậy, để đề nghị cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

12. Chị Thu An ở phường TL, thành phố H hỏi: Hồ sơ đề nghị vào nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng người có công thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính Tiếp nhận người có công vào cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công do tỉnh quản lý được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị vào nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng người có công (Mẫu số 22 phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).

- Bản sao được chứng thực từ quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

  Như vậy, để đề nghị vào nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng người có công, chị Thu An phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

  13. Hồ sơ đề nghị chuyển người có công từ cơ sở nuôi dưỡng người có công về nuôi dưỡng tại gia đình thì cần phải các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính đưa người có công đối với trường hợp đang được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công do tỉnh quản lý về nuôi dưỡng tại gia đình được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị chuyển từ cơ sở nuôi dưỡng người có công về gia đình theo Mẫu số 23 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

  Như vậy, để đề nghị chuyển người có công từ cơ sở nuôi dưỡng người có công về nuôi dưỡng tại gia đình phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

14. Anh Thái ở xã HP, thành phố H hỏi: Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ thì cần phải nộp các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 25 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

  Như vậy, để đề nghị cấp lại giấy chứng nhận người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ, anh Thái phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

  15. Hồ sơ Công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng thì cần các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

Trả lời:

Thủ tục hành chính công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945:

- Bản khai để công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Bản sao được chứng thực từ 1 trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

+ Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.

+ Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III).

+ Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

- Đối với người đã hy sinh, từ trần từ ngày 30/6/1999 trở về trước thì bổ sung thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao được chứng thực từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.

+ Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.

+ Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.

b) Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:

- Bản khai để công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

+ Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.

+ Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng do cơ quan, tổ chức để thất lạc lý lịch khai từ năm 1969 trở về trước hoặc người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

- Đối với người đã hy sinh, từ trần trước ngày 01/01/1995 thì bổ sung thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.

+ Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.

+ Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết: 37 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

  Như vậy, để đề nghị công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

16. Chị Hạnh ở xã HV, thị xã HT, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Để được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng thì có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Trả lời:

Thủ tục hành chính công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện để được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng như sau:

a) Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

- Người hoạt động cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh là người được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

+ Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

+ Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh.

- Danh mục ngày khởi nghĩa tại các địa phương theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

c) Không xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đối với người bị khai trừ ra khỏi Đảng.

  Như vậy, để công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như đã viện dẫn.

     17. Anh Năm phường PC, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi: Hồ sơ đề nghị công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cần các loại giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết là bao lâu, lệ phí bao nhiêu và hồ sơ nộp ở đâu?

     Trả lời:

Thủ tục hành chính công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định địa điểm, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết và lệ phí như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

b) Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau:

- Giấy X Y Z.

- Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Trường hợp danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương mà chưa có xác nhận thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập hợp, chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý đang do cơ quan, đơn vị quản lý, hoàn thành trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 và gửi số liệu về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 6 năm 2022.

Trường hợp các giấy tờ trên chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

c) Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh (trừ trường hợp có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ) như sau:

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

+ Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ một đến năm tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính.

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của lần điều trị cuối cùng ghi nhận quá trình điều trị về bệnh rối loạn tâm thần liên tiếp trong 03 năm trở lên của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) với các bệnh rối loạn tâm thần có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo.

d) Trường hợp có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ thì bổ sung thêm Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 84 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Trường hợp người hoạt động kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được hưởng: 89 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Trường hợp có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ: 31 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Lệ phí: Không.

4. Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, thành phố Huế). Hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh.

  Như vậy, để đề nghị công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, anh Năm phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định như đã viện dẫn. Thời hạn giải quyết, lệ phí và địa điểm nộp hồ sơ được thực hiện như trên.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày