Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.456.377
Lượt truy cập hiện tại 6.366
Thừa Thiên Huế tổ chức đợt tập huấn nghiệp vụ hòa giải tại các huyện, thị xã và thành phố Huế
Ngày cập nhật 28/03/2014

Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho các địa phương trong năm 2014.

Theo đó, có 927 người được tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, bao gồm các thành phần: Công chức Phòng Tư pháp 09 huyện, thị xã, thành phố Huế; Công chức Tư pháp – Hộ tịch và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thuộc 152 xã, phường, thị trấn và Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở.
Nội dung tập huấn tập trung vào 03 chuyên đề: Nghiệp vụ về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; nghiệp vụ lập hồ sơ, tài liệu phục vụ cho hòa giải; một số quy định của Bộ luật Dân sự được vận dụng khi Hòa giải.
Phương pháp tập huấn theo nguyên tắc “Bắt tay chỉ việc”, nêu rõ phương pháp áp dụng và ví dụ vào từng tình huống cụ thể.
Thời gian triển khai bắt đầu từ giữa tháng 4 đến tháng 5 năm 2014, ngay tại 9 huyện, thị xã, thành phố Huế.
Theo thống kê tại tỉnhThừa Thiên Huế hiện có 1.517 Tổ hoà giải với 8.719 người, hoạt động tại 1.454 thôn, Tổ dân phố. Với số lượng như trên, việc tập huấn khó có thể triển khai đến tất cả các Tổ hòa giải và hòa giải viên. Do đó, căn cứ quy định của pháp luật hòa giải ở cơ sở về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, kế hoạch lựa chọn đối tượng, nội dung và phương pháp tập huấn như trên nhằm bảo đảm cho việc “nhân rộng” kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đến từng Tổ hòa giải thông qua đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch cấp huyện và cấp xã. Đồng thời, đây cũng sẽ là lực lượng tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức triển khai việc củng cố, kiện toàn hoặc thành lập mới Tổ hòa giải đảm bảo thành phần, số lượng, thời gian theo quy định của pháp luật.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày