Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Thực hiện chương trình công tác Tư pháp năm 2024, Phòng Tư pháp huyện Phú Vang đã  tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND...
Thực hiện Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Kế hoạch số 03/KH-HĐ ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Hội...
Ngày 09 tháng 5 năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-STP về việc xoá đăng ký hành nghề và thu...
Trong chiều ngày 13/5/2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước đã tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc thực...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.919.554
Lượt truy cập hiện tại 4.461
Quyền bí mật đời tư của cá nhân
Ngày cập nhật 16/11/2012

Tình huống: Chị Nguyễn Thị H đã 39 tuổi, do tuổi cao, lại không có ý định kết hôn nên chị H đã có con ngoài giá thú. Chị đi đăng ký khai sinh cho cháu bé nhưng cán bộ tư pháp - hộ tịch cứ gặng hỏi, tìm hiểu về quan hệ hôn nhân của chị. Việc làm của cán bộ tư pháp - hộ tịch là đúng hay sai?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền bí mật đời tư của cá nhân như sau:
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” (Điều 11) và “UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em” (khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).
Đối chiếu với quy định nêu trên, không nhất thiết phải có đầy đủ cả cha và mẹ khi đăng ký khai sinh. Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, cán bộ tư pháp - hộ tịch đã gặng hỏi, tìm hiểu về quan hệ hôn nhân của chị H là không đúng. Đây là vấn đề thuộc về bí mật đời tư của cá nhân.
Việc khai sinh cho con chị H sẽ được thực hiện bởi UBND cấp xã nơi chị H cư trú, theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch như sau: “Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh".
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày