Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.460.438
Lượt truy cập hiện tại 8.164
Mức xử phạt đối với hành vi vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt, không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác quy định như thế nào?
Ngày cập nhật 14/03/2016

Do nhà có việc gấp khi đang lái chiếc thuyền có sức chđến 12 người về nhà, thấy sông rộng và đủ điều kiện an toàn anh Hùng muốn vượt một thuyền chở hàng phía trước, anh đã phát âm hiệu xin vượt và lặp lại nhiều lần nhưng thuyền chở hàng của anh Khán vẫn không giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định. Do quá suốt ruột anh Hùng đã tăng tốc và cố cho thuyền của mình vượt thuyền anh Khán, khiến cho thuyền chở hàng của anh Khán tròng trành. Đề nghị cho biết trong trường hợp này ai vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa? Mức xử phạt được quy định như thế nào?

Trả lời (Chỉ mang tính chất tham khảo):

 Điều 42 Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 quy định phương tiện vượt nhau được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;

b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;

c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.

Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh nhau hoặc vượt nhau;

b) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;

c) Vượt phương tiện khác nơi có báo hiệu cấm vượt, phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại, nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, khi đi qua khoang thông thuyền, âu tàu;

d) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;

đ) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;

e) Bám, buộc vào phương tiện khác hoặc cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình để bốc xếp hàng hóa.

Trong trường hợp này, do gia đình có việc gấp lại đủ điều kiện an toàn anh Hùng đã phát âm hiệu xin vượt và lặp lại nhiều lần nhưng thuyền của anh Khán đã không vẫn không giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định. Anh Hùng đã tăng tốc  thuyền của mình vượt thuyền anh Khán khi chưa nhận được âm hiệu điều động theo quy định, khiến cho thuyền chở hàng của anh Khán tròng trành. Như vậy, trong trường hợp này cả anh Hùng và Anh Khán đã vi phạm Điều 42 Luật giao thông đường thủy nội địa và điểm b, điểm đ Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP, theo đó mức phạt của hành vi này là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Các tin khác
Xem tin theo ngày