Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 2.830
Một lần bất tín, vạn lần bất tin
Ngày cập nhật 18/10/2021

Phân đoạn 1: Tại nhà của chị Anh

          (Nhân vật: chị Anh, chị Sương)

          Chị Sương: chị Anh ơi, chị có nhà không chị?

          Chị Anh: chị có ở nhà đây em, em có việc gì vậy hả?

          Chị Sương: em qua chị chơi, muốn chị góp ý giúp em chuyện này với ạ.

          Chị Anh: có chuyện gì, em cứ nói, nếu giúp được em chị luôn sẵn lòng.

          Chị Sương: chuyện là, em muốn mở quán cà phê cóc nhỏ nhỏ, không biết bán ở đây có ổn không chị?

          Chị Anh: chị thấy đoạn này bán cà phê cũng được đó, buổi sáng đường này ọi người đi làm, đi học cũng khá đông đúc, nếu em mở quán bán chắc cũng ổn đó.

          Chị Sương: em nghe chị nói vậy cũng thấy tự tin hơn, nhưng mà tiền vốn em có cũng không nhiều lắm, chắc phải vay mượn thêm 30 triệu nữa mới đủ để mua sắm các vật dụng cần thiết để mở quán.

          Chị Anh: chị cũng tiết kiệm được ít tiền, để dành lỡ khi đau khi ốm, nếu cần chị cho em vay nhé.

          Chị Sương: chị tốt quá, em cảm ơn chị nhiều lắm, chị cứ tính lãi một năm em sẽ trả chị cả lãi và cả vốn cho chị luôn.

          Chị Anh: có gì đâu em, chị em mình chứ ai đâu xa lạ mà tính lãi gì, với lại nó cũng không nhiều nhặn gì, em đừng nghĩ ngợi mà mệt. Năm sau em nhớ trả lại chị là được rồi. Em ngồi đợi chị chút, chị vô lấy tiền đưa cho em luôn nhé!

          Chị Sương: em cảm ơn chị nhiều ạ, để em viết cho chị tờ giấy em vay tiền của chị, ghi ngày trả để chị yên tâm nhé.

          Chị Anh: vậy cũng được, em viết chị cất lại tờ giấy đó luôn.

          Chị Sương: dạ chị. Ngày em khai trương chị nhớ ghé, em mời chị cà phê nhé!

          Chị Anh: dĩ nhiên là chị sẽ đến rồi, được mời cà phê miễn phí mà.

          (cả hai chị em cùng cười vang)

          Phân đoạn 2: hơn một năm sau, tại quán cà phê nhà chị Sương

          (Nhân vật: chị Ánh, chị Sương và chị Liên – hòa giải viên của thôn)

          Chị Sương: (thấy chị Anh đến), chị qua nhà em chơi hả chị, em mời chị uống cà phê nhé!

          Chị Anh: thôi, đừng làm gì hết à, chị đến gặp em để lấy lại tiền cho vay năm ngoái, hơn một năm rồi mà em chưa trả lại cho chị.

          Chị Sương: em quên mất chị à, chị cho em thời gian nữa trả cho chị nhé!

          Chị Anh: không được, chị đang có việc cần dùng số tiền đó gấp, em xem thu xếp trả lại cho chị trong hôm nay hoặc ngày mai thôi.

          Chị Sương: em giờ lấy tiền đâu ra, mà chị đòi gấp quá, em không chuẩn bị kịp.

          Chị Anh: khi cho vay chị đã nói rõ rồi, chị em với nhau chị không tính lãi, trong một năm em phải trả lại cho chị, em đồng ý rồi, giờ hơn một năm vẫn chưa trả là sao hả. Giấy vay tiền, em viết chị còn cầm đây này. Là chị em với nhau, em phải biết giữ chữ tín chứ, như vậy lần sau ai dám cho em vay nữa. 

Chị Sương: chị nói nhiều quá, em giờ chưa có tiền, em không trả.

          Chị Anh: ơ hay, em nói vậy mà nghe được hả, em trả ngay cho chị.

          Chị Anh và chị Sương lời qua tiếng lại, hai bên to tiếng với nhau, chị Liên đi ngang qua thấy hai chị đang cãi nhau thì vào để can ngăn

          Chị Liên: Hai chị em đang cãi nhau chuyện gì mà to tiếng vậy hả? có gì từ từ nói, chị em chơi với nhau thân tình, sao giờ lại cãi nhau.

          Chị Anh: chị vô phân xử cho em, đúng là quá quắc, lần sau em không dám cho Anh vay tiền luôn.

          Chị Liên: có gì từ từ nói chị nghe xem, hai đứa bây cũng lớn rồi mà, cãi nhau họ nhìn vào họ cười cho.

          Chị Sương: chị Anh nói to, la nạt em, em có nói gì đâu.

          Chị Liên: thôi, thôi, Anh nói chị nghe xem hai chị em cãi nhau to tiếng vì chuyện gì vậy hả?

          Thế là chị Anh kể cho chị Liên nghe toàn bộ câu chuyện vay tiền của hai chị em hơn một năm trước.

Chị Liên: chị đã hiểu rồi, lần này là Sương sai rồi. Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về hợp đồng vay tài sản: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

          Chị Sương: em biết, em sẽ trả nhưng giờ em không có đủ tiền làm sao trả.

          Chị Liên: em nói vậy không đúng rồi, khi vay tiền, em phải có trách nhiệm với việc trả lại theo đúng thỏa thuận của hai chị em ban đầu. Như vậy, mới giữ chữ tín cho mình, em không nghe người ta nói à “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay quy định:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

          Trong trường hợp của em, đã quá hạn nhưng em vẫn chưa trả tiền cho chị Anh, thì chị Anh có quyền yêu cầu em trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều 468 của Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất.

          Chị Sương: vậy hả chị, em phải trả lãi cho chị Anh hả?

          Chị Liên: nếu Anh không yêu cầu em trả lãi thì em sẽ không phải trả lãi.

          Chị Anh: thôi, em không yêu cầu Sương trả lãi cho em đâu.

          Chị Sương: em xin lỗi chị ạ, em sẽ cố gắng thu xếp và sẽ trả cho chị vào cuối tuần này chị nhé.

          Chị Liên: em cho nó cuối tuần này trả đi nhé, giờ nó biết lỗi và rút kinh nghiệm rồi đó.

          Chị Anh: dạ chị, em cũng không hẹp hòi gì, đoạn tức quá nói to tiếng chị à.

          Chị Liên: hai đứa em biết vậy là tốt rồi, hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”, hãy bỏ qua cho nhau nhé, mà Sương nhớ câu: “một lần bất tín, vạn lần bất tin” cho chị mà rút kinh nghiệm cho lần sau nha em. Với lại sống với nhau phải biết giữ lời hứa, nếu có khó khăn quá thì nói trước cho Anh tiếng, đây em cứ im lặng, vậy là không được rồi.

          Chị Sương: dạ em hiểu rồi chị ạ, em cảm ơn hai chị nhiều. Hai chị hãy tin em nhé!

          Chị Anh, chị Liên: ừ, chúng ta cùng bỏ qua cho nhau và cùng cố gắng nhé!

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày