Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 26.144
Thừa Thiên Huế tổng kết tình hình 3 năm triển khai, thi hành Luật Tiếp cận thông tin năm 2016
Ngày cập nhật 20/08/2021

Thực hiện Công văn số 2265/BTP-PLHSHC ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tư pháp, ngày 16 tháng 8 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Báo cáo số 292/BC-UBND về tình hình 3 năm triển khai, thi hành Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 (giai đoạn từ 01/7/2018 đến 30/6/2021).

 

Theo đó, nhằm triển khai Luật Tiếp cận thông tin, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tư pháp – cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai cấp tỉnh cho 120 người và 09 đợt tuyên truyền, tập huấn cho 1.260 lượt người là cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã. Cùng với việc triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”, Ủy ban nhân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã đầu tư, nâng cấp và ứng dụng mạng xã hội, mạng viễn thông trong công tác tiếp nhận, cung cấp thông tin theo yêu cầu của tổ chức, Nhân dân. Đến nay, toàn bộ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện công khai thông tin qua Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp thông tin để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như tạo thuận lợi cho người yêu cầu cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương đã cơ bản bảo đảm phòng làm việc và các phương tiện máy móc hỗ trợ để phục vụ cung cấp thông tin, như: máy phô tô, máy fax, máy vi tính nối mạng Internet, máy tính xách tay, đồng thời bố trí Văn phòng là đơn vị đầu mối tiếp nhận/cung cấp thông tin và lãnh đạo cơ quan là người đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả lời yêu cầu cung cấp thông tin. Hoạt động của những người liên quan đến cung cấp thông tin là kiêm nhiệm.

Đối với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quyền tiếp cận thông tin được thực hiện thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, loa truyền thanh ở cơ sở của địa phương thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin, văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước. Thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, miền núi được chú trọng tại các địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới.

Về kết quả quả cung cấp thông tin tại địa bàn tỉnh trong 3 năm như sau:

- Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin nhận được: 4.118

- Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ: 4.111

- Số lượng yêu cầu bị từ chối cung cấp thông tin: 07 (từ chối cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức do thông tin yêu cầu cung cấp là thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu soạn thảo phục vụ công việc nội bộ).

- Số lượng cung cấp thông tin theo yêu cầu: 4.111 trong đó, các thông tin được cung cấp đa số thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng – nhà ở, đầu tư - kinh doanh…

Nhìn chung, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, chuẩn bị triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm, chú trọng. Công tác thông tin, tuyên truyền nội dung Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành được Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và các cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất đã góp phần bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của người dân, tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, công tác triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như: vãn còn một vài cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm các nội dung của Luật Tiếp cận thông tin; đa số cán bộ, công chức, viên chức làm đầu mối cung cấp thông tin tại cơ quan, đơn vị đều là kiêm nhiệm, chưa được trang bị kỹ năng cần thiết và tập huấn chuyên sâu để triển khai hiệu quả nhiệm vụ cung cấp thông tin; một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí người làm đầu mối chưa phù hợp dẫn tới công tác tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông tin còn hạn chế; điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện khác để hỗ trợ người khuyết tật trong tiếp cận thông tin tại các cơ quan, đơn vị chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.

Để khắc phục những bất cập nêu trên và nâng cao hiệu quả của công tác thi hành Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Tư pháp: có kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên sâu phù hợp về công tác tiếp cận thông tin cho cán bộ, công chức làm đầu mối; hỗ trợ phát hành tài liệu cho cán bộ, công chức làm công tác cung cấp thông tin.; có hướng dẫn cụ thể về một số nội dung để thuận lợi trong triển khai, như: xây dựng chuyên mục Tiếp cận thông tin trên Trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước; cung cấp chức năng để hỗ trợ người khiếm thị tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử; xây dựng nguồn kinh phí phục vụ công tác tiếp nhận, cung cấp thông tin theo yêu cầu…

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày