Theo sử cũ chép lại, vào khoảng thời Nara (thế kỷ VIII), nhiều người Nhật Bản gặp gió bão, bị trôi dạt về phương Nam, tới các vùng lãnh thổ của Việt Nam hiện nay. Trong số đó, người đầu tiên là ông Nakamaro Abeno có thuyền gặp bão, bị dạt vào Việt Nam năm 716. Năm 761, ông được nhà Đường cử sang làm An Nam Tiết Độ Sứ trong 6 năm, để lại những cảm xúc tốt đẹp trong các tác phẩm thi ca của mình về xứ sở An Nam tươi đẹp. Đến thế kỷ thứ VIII, nhà sư Phật Triết từ miền Trung Việt Nam đã được người dân địa phương đón tiếp tại chùa Đại An ở Cố đô Nara của Nhật Bản khi ông sang truyền đạo và dạy nhạc Lâm Ấp. Năm 1604, thương nhân Hunamoto Yabeiji, đồng thời là phái viên ngoại giao của chính quyền Mạc phủ Ê-đô đã được Chúa Nguyễn Hoàng nhận làm con nuôi. Năm 1662, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả công chúa Ngọc Hoa cho thương nhân Araki Sotaro, sau này ông được phong làm Hoàng thân của triều Nguyễn và có trên Việt là Nguyễn Đại Lượng. Hàng năm, ông đã giúp Chúa Nguyễn tổ chức đội thuyền ra Quần đảo Hoàng Sa để thu hàng hóa, vũ khí của các tàu bị đắm và hải vật. Từ thế kỷ XVII, miền Trung Việt Nam, nhất là thương cảng Hội An đã đón nhiều tàu buôn và thương nhân Nhật Bản đến làm ăn và sinh sống, lưu lại những công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Nhật Bản cho đến ngày nay… Và cách đây hơn 60 năm, trong bối cảnh các mối quan hệ chính trị thế giới phức tạp, Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhãn quan của một nhà chính trị, nhà văn hóa lớn, đã nhìn thấy trước mối quan hệ tất yếu sẽ gắn bó lâu dài giữa Việt Nam và Nhật Bản: “Tương lai của nước Nhật và tương lai của Việt Nam khăng khít với nhau. Sự đoàn kết của chúng ta nhất định thắng lợi”.
Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, hai nước đã tiến hành trao đổi đại sứ quán, khởi động giao lưu, trao đổi đoàn và ký Thỏa thuận về việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đối với Việt Nam. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, năm 1992 là dấu mốc đặc biệt trong quan hệ hai nước khi Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Kể từ đó, quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa… giữa hai nước được mở rộng, sự hiểu biết và tin cậy từng bước tăng lên. Năm 2002, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Tháng 10/2006, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục có bước tiến mới sau khi hai bên ký Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4/2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Hai năm tiếp đó, quan hệ song phương được mở thêm một trang mới với việc lãnh đạo cấp cao hai nước ký các tuyên bố chung “Phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (tháng 10/2010) và “Triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (tháng 10/2011).
Trên nền tảng quan hệ đối tác chiến lược, trong bối cảnh tình hình quốc tế mới, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất, là cơ sở để đến tháng 3/2014, hai nước quyết định nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Đặc biệt, tháng 9/2015, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã ra Tuyên bố về “Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”. Đây được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có của mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giao lưu cấp địa phương, giao lưu nhân dân… Năm 2022, sau cuộc hội đàm giữa Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio đã chứng kiến Lễ trao đổi 22 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Hai Thủ tướng đã có cuộc gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, nhấn mạnh hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong 50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực; quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng ngày càng được tăng cường, củng cố, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Quan hệ chính trị, ngoại giao; hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng ngày càng được tăng 5 cường, củng cố, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Hoạt động văn hóa, giao lưu nhân dân đã trở thành một nền tảng quan trọng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó và tin cậy giữa hai nước. Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư luôn được đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh toàn diện. Hai bên đã đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn, cơ chế đa phương ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu; xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương; tích cực phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết và thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Hoạt động văn hóa, giao lưu nhân dân đã trở thành một nền tảng quan trọng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó và tin cậy giữa hai nước.
Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư luôn được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh toàn diện. Hai bên đã đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn, cơ chế đa phương ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu; xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương; tích cực phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết và thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Hoạt động văn hóa, giao lưu nhân dân đã trở thành một nền tảng quan trọng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó và tin cậy giữa hai nước. Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư luôn được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh toàn diện. Hai bên đã xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương.
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp nguồn ODA lớn nhất (trên 2.700 tỷ Yên vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật); góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam...
Về đầu tư, hiện nay, Nhật Bản nằm trong top 3 nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam với hơn 4.835 dự án với tổng vốn trên 64 tỉ USD (FDI từ Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam); nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ ba của Việt Nam. Đến nay, Nhật Bản có hơn 5 nghìn dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, đứng thứ 3/141 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện có trên 200 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó hơn 60% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam, vượt xa mức trung bình của ASEAN là 47%. Điều này chứng tỏ mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam là lớn nhất. Và Việt Nam có 104 dự án đầu tư sang Nhật Bản với vốn đầu tư đăng ký đạt 19,2 triệu USD, đứng thứ 36 trong tổng số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, cơ chế hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ, qua 20 năm thực hiện với 8 giai đoạn, đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng.
Về thương mại, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, đưa 6 Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 25 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 24 tỷ USD.
Về hợp tác lao động, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lớn và chủ lực của Việt Nam, là đối tác hợp tác lao động lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2022, có hơn 127.000 lao động sang làm việc tại Nhật Bản, cao gấp 6 lần năm 2021.
Người Việt Nam hiện đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản có khoảng 500.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản (sau Trung Quốc). Nhiều hội đoàn của người Việt đã được thành lập, như: Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ), Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA), Mạng lưới Học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ), Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản (AVIJ), Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ), Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ), Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản (VJBA), Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Thể thao Việt Nam - Nhật Bản (FAVIJA)…, cùng với 21 hội, đoàn của người Việt ở các địa phương; hơn 70 cặp địa phương có thỏa thuận hợp tác, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản thực hiện có hiệu quả việc phối hợp với các hội hữu nghị truyền thống; giao lưu văn hóa, kết nghĩa, đối ngoại nhân dân với các địa phương Nhật Bản; tăng cường hợp tác, giao lưu về kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản không ngừng phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Những thành tựu 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã tạo nền tảng cho mối quan hệ hai nước cùng đồng hành phát triển, hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới.
Dựa trên truyền thông lâu đời, 50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển. Là hai nước Đông Á, hai quốc gia biển, hai nền kinh tế Việt - Nhật có tính bổ sung cao, còn nhiều dư địa và nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Thời gian tới, phát huy mạnh mẽ truyền thống hợp tác, kết quả toàn diện và lòng chân thành, sự tin cậy lẫn nhau, quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố, tăng cường bền chặt và hiệu quả, thực chất hơn nữa, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai nước dự định sẽ trao đổi và tập trung hợp tác vào các nội dung: chuyển đổi xanh; chuyển đổi số; hợp tác về năng lượng; đồng thời đánh giá về Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8 và định hướng cho giai đoạn 9 tiếp theo./.
(Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023) (Theo Hướng dẫn số 104-HD/BTGTU, ngày 23/8/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)).