Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 12.458
Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và hình thức truyền thông triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 08/09/2022

Ngày 29 tháng 8 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 317/KH-UBND triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2022-2025.

 

Theo đó, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và hình thức truyền thông triển khai Kế hoạch cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

- Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS, góp phần thực hiện chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1%, giảm tối đa tác động của HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Đến cuối năm 2025 cần đạt các mục tiêu sau: 80% người dân trong độ tuổi 15-24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; 80% người dân trong độ tuổi 15-49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

2. Nhiệm vụ

- Tăng cường truyền thông vận động nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành liên quan trong việc xây dựng, phổ biến và thực thi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Đa dạng hóa các hình thức và đổi mới phương thức thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS. Lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS bao gồm dự phòng và điều trị HIV/AIDS giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, thay đổi hành vi nguy cơ cao ở nhóm người có hành vi nguy cơ cao; quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, thúc đẩy mọi người chủ động phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá những phát minh, sáng kiến cũng như các thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đến nhân dân toàn tỉnh, tạo niềm tin của nhân dân, của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phòng, chống HIV/AIDS;

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ những người làm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Sử dụng tất cả các lực lượng cộng tác viên các ban ngành, đơn vị tham gia truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong đó lấy lực lượng cán bộ y tế nói chung và y tế thôn bản làm nòng cốt trong triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- Chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời, minh bạch, chính xác cho các cơ quan báo chí. Quản lý thông tin, phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông, các sự cố trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phối hợp các cơ quan có trách nhiệm xử lý tin đồn, tin giả liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là nguồn kinh phí địa phương, các đơn vị và doanh nghiệp cũng như lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe khác.

4. Giải pháp chủ yếu

- Tăng cường truyền thông cả về chiều rộng cũng như chiều sâu để phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Đổi mới thông điệp và kênh truyền thông phù hợp với xu hướng truyền thông hiện nay. Tập trung sử dụng truyền thông công nghệ kỹ thuật số.

- Triệt để lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào các lĩnh vực sức khỏe và xã hội khác trong các sự kiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo, cuộc họp...

- Huy động và sử dụng nguồn kinh phí trung ương, địa phương, nguồn xã hội hóa, nguồn tài trợ và các nguồn huy động hợp pháp cho hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

5. Hình thức truyền thông

a) Truyền thông đại chúng

- Tổ chức sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn về phòng, chống HIV/AIDS … trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các Đài phát thanh, truyền hình huyện/thị xã/thành phố cũng như hệ thống truyền thanh xã, phường. Tăng cường truyền thông qua các chương trình tọa đàm, giao lưu về HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết... trên các báo in, báo điện tử của địa phương;

- Sử dụng các trang thông tin điện tử của hệ thống ngành y tế và các cơ quan đơn vị như là một kênh thông tin chính thức cung cấp tin tức, kiến thức và tài liệu phục vụ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

b) Truyền thông qua mạng xã hội

- Truyền thông trực tuyến qua mạng xã hội: Tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip;

- Tăng cường kết nối các trang mạng xã hội của địa phương với các trang mạng xã hội của Cục Phòng, chống HIV/AIDS như: Fanpage Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam…

c) Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện

- Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm về HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. Lấy lực lượng y tế xã và thôn bản làm nòng cốt, giao nhiệm vụ và định kỳ kiểm tra, giám sát kết quả và hiệu quả các hoạt động truyền thông;

- Lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức truyền thông nhân sự kiện, đặc biệt là Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và các sự kiện khác tại các địa phương đơn vị.

d) Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, cán bộ truyền thông viết về HIV/AIDS;

- Định kỳ cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên viết tin bài về HIV/AIDS để định hướng và cung cấp thông tin thông qua tổ chức gặp mặt báo chí/họp báo, giao ban, tập huấn, tổ chức đi thực địa hoặc gửi thông tin trực tiếp tới các phóng viên;

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông y tế tại địa phương (chú ý tuyến xã và thôn bản);

- Tập huấn truyền thông, cung cấp thông tin cho người phát ngôn và lãnh đạo đơn vị, cán bộ truyền thông các cấp, lưu ý cán bộ truyền thông trong các cơ sở khám chữa bệnh.

đ) Sản xuất và nhân bản tài liệu truyền thông

- Sản xuất nhân bản các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích hợp chuyển cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, các tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông phòng, chống HIV/AIDS để phân phối cho các đối tượng đích;

- Xây dựng và phổ biến các thông điệp phòng, chống HIV/AIDS qua các phương tiện và tài liệu truyền thông khác: Xây dựng các cụm panô, khẩu hiệu, treo băng rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, ấp, bản và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; Phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS khác như áp phích, tờ gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng, chống HIV/AIDS.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày