Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 12.418
Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1
Ngày cập nhật 26/07/2022

Ngày 15/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1, cụ thể như sau:

 

1. Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn đã được đào tạo

- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

2. Phương thức, thời gian đào tạo

Việc đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng theo quy định hiện hành của pháp luật.

Thời gian thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở từ khi Nghị định số 71/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 18/08/2020) đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

3. Lộ trình và số lượng giáo viên thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo

Số lượng giáo viên thực hiện nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 dự kiến là 693 giáo viên. Trong đó:

Cơ sở giáo dục công lập: 600 giáo viên, cụ thể: Cấp học mầm non: 24/24 giáo viên, tỷ lệ: 100%; Cấp học tiểu học: 439/439 giáo viên, tỷ lệ: 100%; Cấp học trung học cơ sở: 137/137 giáo viên, tỷ lệ 100%;

Cơ sở giáo dục ngoài công lập: 93 giáo viên, cụ thể: Cấp học mầm non: 91/91 giáo viên, tỷ lệ: 100%; Cấp học tiểu học: 02/02 giáo viên, tỷ lệ: 100%.

4. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cơ sở giáo dục công lập do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Đối tượng nhận hỗ trợ kinh phí đào tạo

- Đối tượng được hỗ trợ học phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên các cơ sở giáo dục công lập.

- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập (dân lập, tư thục, ...) tự đảm bảo kinh phí cho giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thực hiện nâng chuẩn trình độ được đào tạo theo quy định.

6. Phương thức cấp phát kinh phí

- Trường hợp đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (giao nhiệm vụ, đặt hàng), Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí bổ sung qua Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện theo Kế hoạch.

- Trường hợp giáo viên đã tự túc nâng trình độ chuẩn được đào tạo từ ngày Nghị định số 71/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đã được đưa vào Kế hoạch thực hiện theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp kinh phí cho các trường để hỗ trợ giáo viên theo quy định (mức hỗ trợ học phí áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm). Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp huyện theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

Trách nhiệm thực hiện Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan đầu mối, thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên; đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 đã được phê duyệt, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên; thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Căn cứ Kế hoạch này, ban hành kế hoạch giai đoạn 1 và kế hoạch hằng năm thực hiện nâng trình độ chuẩn; gửi kế hoạch 5 năm và kế hoạch năm 2022 về Sở Giáo dục và Đào tạo sau 10 ngày kể từ ngày ban hành Kế hoạch này. Kế hoạch của các năm tiếp theo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 01 tháng 8 của năm trước liền kề với năm thực hiện.

- Lập danh sách giáo viên thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn (bao gồm cả số giáo viên đang tự túc nâng trình độ chuẩn); đề xuất năm tham gia đào tạo; tổng hợp số lượng giáo viên đã hoàn thành chương trình nâng trình độ chuẩn do giáo viên tự túc gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp.

Các cơ sở đào tạo giáo viên

- Chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên; đảm bảo chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về chất lượng đào tạo do đơn vị thực hiện khi được Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày