Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 8.363
Triển khai thực hiện Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế pháp luật
Ngày cập nhật 11/05/2022

Xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong ba đột phá chiến lược, tạo cơ sở pháp lý, môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngay từ phiên họp đầu tiên triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã xác định công tác xây dựng thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện[1]. Từ đó đến nay, Chính phủ đã tổ chức 06 phiên họp, ban hành 06 Nghị quyết[2] chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đặc biệt, ngày 16/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

 


[1] Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021.

[2] Các Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 01/7/2021; số 152/NQ-CP ngày 03/12/2021; số 94/NQ-CP ngày 20/8/2021; số 13/NQ-CP ngày 30/01/2022; số 22/NQ-CP ngày 28/02/2022; số 37/NQ-CP ngày 16/3/2022 của Chính phủ.

 

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 về công tác xây dựng thể chế, pháp luật; để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật của địa phương, ngày 09 tháng 5 năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh đã ban hành Công văn số 4563/UBND-TP về việc triển khai thực hiện Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế pháp luật. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế (UBND cấp huyện) thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ sau đây:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện phải trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của đơn vị, địa phương mình. Phải xác định công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; gắn việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật tại địa phương.

2. Thường xuyên chỉ đạo việc rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý để kịp thời ban hành hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để xử lý những vấn đề không còn phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

3. Trong quá trình xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cần tuân thủ đúng quy trình, quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt là: tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, chương trình được đề ra, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật giao địa phương quy định chi tiết. Tham vấn ý kiến, nhất là ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, đối tượng chịu tác động; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan khác; tăng cường sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tăng cường công tác truyền thông để kịp thời thông tin chính sách, nhằm nâng cao chất lượng của các văn bản cũng như sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật.

4. Trực tiếp chỉ đạo việc tham gia ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Trung ương và của tỉnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng, góp ý văn bản pháp luật của tỉnh, đảm bảo chất lượng, bám sát yêu cầu phát triển và đổi mới của ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; tránh tình trạng không có ý kiến hoặc góp ý chung chung, dẫn đến văn bản ban hành không khả thi hoặc phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

5. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật thời gian qua, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

6. Giao Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường vai trò tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương, đồng thời chỉ rõ đơn vị, địa phương buông lỏng chỉ đạo, chậm trễ trong tham mưu xây dựng, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày