Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 17.253
Ban chỉ đạo Kế hoạch 411 ban hành Công văn về tăng cường phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
Ngày cập nhật 15/06/2021

Trẻ em là đối tượng đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em là nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang diễn ra khá phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng cả gia đình và xã hội. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ tính từ đầu tháng 5/2021 đến nay đã xảy ra 04 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi (thành phố Huế: 02 vụ, thị xã Hương Thủy: 01 vụ và huyện Phú Vang: 01 vụ).

 

Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo Kế hoạch số 411/KH-CAT-PC02 ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Công an tỉnh về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, giai đoạn 2021 – 2025 ban hành Công văn số 1025/BCĐKH411-PC02 ngày 10 tháng 6 năm 2021 về phối hợp các ngành, đơn vị thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo đó, Sở Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch, Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các Kế hoạch của Sở Tư pháp về tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội và Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2021. Xây dựng, duy trì và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục trên báo, các phóng sự, tiểu phẩm, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về công tác phòng chống xâm hại trẻ em. Công tác tuyên truyền phải tạo chuyển biến về nhận thức để người dân tích cực tham gia phòng ngừa, nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em với các chủ đề: kỹ năng phát hiện, tố giác, tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em; phân tích lợi ích và tác động của môi trường mạng đối với trẻ em; các hình thức giám sát, trông coi trẻ em…trên các phương tiện thông tin truyền thông. Phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên sâu theo từng chuyên đề, lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Tăng cường sự phối hợp giữa Công an, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, gắn công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình với các đợt sinh hoạt chính trị hoặc phong trào thi đua của trường học, đoàn thanh niên, phụ nữ, hội sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong. Đổi mới hình thức tuyên truyền như: tổ chức thi tìm hiểu, hội thảo, tọa đàm, báo tường, kịch tấu, văn nghệ, panô, áp phích, tờ rơi kết hợp với tuyên truyền trên các trang mạng xã hội.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày