Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 13.870
Tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước và xâm hại trẻ em
Ngày cập nhật 10/06/2021

Ngày 28 tháng 5 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 4493/UBND-XH về tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước và xâm hại trẻ em.

 

Theo đó, để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại, tai nạn thương tích và đuối nước ở trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện:

Triển khai, giám sát việc thực hiện: Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 29/02/2020 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 – 2025; Công văn số 5348/UBND-XH ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23CT-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ, gia đình, cộng đồng kiến thức, kỹ năng phát hiện, tố cáo kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em; hướng dẫn nâng cao năng lực về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật; giám sát, trông coi trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Rà soát các khu vực hay xảy ra tai nạn giao thông, đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; bố trí rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, sông, suối, bãi tắm, khu vực nước sâu nguy hiểm; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đặc biệt là khu vực có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thống nhất xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai công tác phòng, chống và xử lý các tình huống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước và trẻ em bị xâm hại; thống nhất các ngành thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát các qui định về phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước của trẻ em tại cộng đồng; các qui định về ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn, quy định an toàn tại bến đò, tàu, thuyền, khu du lịch, bãi biển, các điểm tắm công cộng; tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời đối với các trường hợp trẻ em tai nạn, thương tích, đuối nước và bị xâm hại; đẩy mạnh công tác xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”, tạo môi trường an toàn cho trẻ em, giảm thiểu đến mức thấp nhất trẻ em bị đuối nước; thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và xã hội tình hình triển khai công tác định kỳ theo yêu cầu.

Các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin Truyền thông, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao; Công an tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác: căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc phối hợp, tổ chức triển khai, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn sông nước trẻ em với các hoạt động của ngành, đơn vị; huy động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em bị tai nạn, thương tích, bị xâm hại, bạo lực và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày