Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 2.969
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM
Ngày cập nhật 11/09/2020

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM

 

 

I. TỔNG QUAN VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM

1. Giới thiệu

Thanh niên là nhóm dân số đặc thù, có mặt trong tất cả các nhóm dân tộc, giai cấp, các thành phần xã hội và địa bàn trong cả nước. Theo cách quản lý và phân loại đối tượng thanh niên của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam được chia thành các nhóm sau: Thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên công chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm: thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập, lao động ở nước ngoài, các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải tạo trở về tái hòa nhập với cộng đồng.

2.1. Cơ cấu dân số thanh niên

Dân số thanh niên nước ta tính đến năm 2014 là 25.078.764 người, chiếm 27,7% dân số cả nước, trong đó dân số nam thanh niên là 12.756.842 người (chiếm 50,9% trong tổng số thanh niên) và nữ thanh niên là 12.321.922 người (chiếm 49,1%).

Cơ cấu dân số thanh niên theo giới tính có sự thay đổi so với những giai đoạn trước: tỷ lệ nam thanh niên luôn cao hơn nữ thanh niên suốt trong giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ chênh lệch dao động từ 1,2% đến 1,8%.

Sự chênh lệch về tỷ số giới tính dân số thanh niên có xu hướng tăng lên trong những năm qua, tuy không nhanh nhưng khá đều đặn, từ mức 102,4 nam/100 nữ trong năm 2010 lên 103,2 nam/100 nữ vào năm 2013.

2.2. Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực nông thôn và thành thị

 Tính đến năm 2014 số lượng thanh niên tại khu vực nông thôn là 17.797.550 người, thanh niên thành thị giảm xuống còn 7.281.214 người (2). Về tỷ lệ chênh lệch giữa nhóm thanh niên nông thôn với thanh niên thành thị luôn ở mức dao động 40% một năm

2.3. Dân số thanh niên phân bố theo vùng

Giữa các vùng có sự khác biệt trong tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ 16-30 tuổi. Vùng Đông Nam Bộ không chỉ là vùng có tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ 16-30 tuổi cao nhất mà còn là vùng duy nhất có tỷ lệ nữ thanh niên cao hơn nam thanh niên ở cả 3 nhóm tuổi. Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp lao động như nhà máy may mặc, giày dép ở Bình Dương và Đồng Nai nên đã thu hút nhiều lao động nữ thanh niên di cư từ các tỉnh trong cả nước.

2.4. Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi

Phân tích cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi cho thấy, nhóm thanh niên trong độ tuổi 25-30 luôn chiếm số lượng đông đảo nhất trong dân số thanh niên, đến năm 2014 số thanh niên trong độ tuổi này có 10.107.694 người (chiếm 40,3%). Tiếp theo là nhóm thanh niên trong độ tuổi 20-24, năm 2014 có 8.963.902 thanh niên trong độ tuổi này (chiếm 35,7%)

2.5. Về xu hướng kết hôn và sinh sản

Tỷ lệ nữ thanh niên trong độ tuổi 16-19 đã từng kết hôn cao hơn nhiều so với nam thanh niên ở cùng độ tuổi. Tỷ lệ kết hôn trong thanh niên độ tuổi 16-19 tuổi cao nhất ở Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và thấp nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu năm 2009 là 22,8 với nữ và 26,2 với nam. Tỷ suất sinh của nhóm dân số ở độ tuổi 15-24 đã giảm xuống đáng kể qua thời gian. Tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi cao nhất đã chuyển từ nhóm tuổi 20-24 sang nhóm tuổi 25-29 phản ánh hiện tượng mô hình sinh của Việt Nam đang tiếp tục chuyển từ “sinh sớm” sang sinh muộn. Tỷ suất sinh của thanh niên nông thôn cao hơn rất nhiều so với thanh niên thành thị.

Phân tích xu hướng nhân khẩu học của thanh niên Việt Nam cho thấy thanh niên đang chiếu ưu thế trong tổng dân số cũng như có sự khác biệt về một số chỉ số thống kê giữa các nhóm thanh niên tại các vùng kinh tế - xã hội, giữa nông thôn/ thành thị. Sự khác biệt này cần được giải quyết thông qua việc xây dựng các chỉnh sách và chương trình can thiệp cho thanh niên để đảm bảo sự công bằng phát triển giữa các vùng miền và đặc biệt tập trung vào những nơi còn chậm phát triển.

        3. Quy định các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên

         Từ vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội, Luật Thanh niên tại chương II đã quy định thanh niên có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trên 8 lĩnh vực quan trọng liên quan nhiều đến thanh niên như học tập; lao động; bảo vệ Tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên môi trường; hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí; bảo vệ sức khỏe, thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình; tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ gồm có 5 chương, 25 điều đã quy định cụ thể về cơ chế, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo cho thanh niên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực có liên quan nhiều đến thanh niên; Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007.

4. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

 Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/12/2012 với các mục tiêu cụ thể như sau: Giáo dục thanh niên; nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và ý thức nghề nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ, hình thành đội ngũ cán bộ trẻ giỏi; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên khu công nghiệp và trường học; nâng cao sức khỏe cho thanh niên, khuyến khích thanh niên tự học, tự đào tạo, có kỹ năng sống.

Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020) được ban hành kèm theo Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, với các mục tiêu: Mục tiêu 1: Giáo dục thanh niên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa; ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; mục tiêu 2: Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên; mục tiêu 3: Phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; mục tiêu 4: Đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng tài năng trẻ, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế; mục tiêu 5: Giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; mục tiêu 6: Nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, kỹ năng sống cho thanh niên.

II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH NIÊN

1. Chính sách và cơ sở hạ tầng giáo dục và đào tạo cho thanh niên Việt Nam

1.1. Chính sách hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo

 Việt Nam có nhiều nỗ lực trong các chính sách hỗ trợ, phát triển giáo dục đào tạo cho thanh niên trong thời gian vừa qua. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo tính trên đầu người tăng lên đáng kể từ 210.000 đồng (14USD/người/năm) lên đến 1.939.310 đồng (92 USD)/người/năm, Nhà nước ưu tiên duy trì mức chi 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước còn có nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm từ 25-30% tổng số vốn đầu tư cho giáo dục (từ các nguồn viện trợ, thu học phí, đóng góp của nhân dân….). Nhà nước cũng có nhiều chính sách đảm bảo công bằng xã hội cho giáo dục như:

  • Các chính sách hỗ trợ thanh niên nghèo để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục: Chương trình tín dụng học tập đã có bước điều chỉnh chính sách tạo thuận lợi hơn cho thanh niên có cơ hội học tập, so với Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg, thì Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng học tập đã quy định chính sách theo hướng mở rộng hơn về đối tượng được vay vốn học tập, đó là không chỉ quy định là “con” mà là “thành viên” của hộ gia đình nghèo, khó khăn; không chỉ xét cho vay đối với học sinh sinh viên gia đình thuộc diện đói nghèo mà cả đối với những học sinh sinh viên không phải diện hộ nghèo nhưng trong quá trình theo học gặp khó khăn đột xuất như hoả hoạn, lũ lụt, bố mẹ bệnh nặng… không có tiền đóng học phí cũng được vay. Trước đây để được vay vốn, học sinh sinh viên phải học chương trình đào tạo từ một năm trở lên thì nay áp dụng cả đối với học viên học các chương trình dạy nghề dưới một năm và không phân biệt là học sinh sinh viên học công lập hay ngoài công lập; mức vay được nâng từ 300.000đ/tháng lên mức trần tối đa 800.000 đồng/tháng kể từ năm học 2007-2008.
  • Các chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số và miền núi, vùng xa: Với giáo dục phổ thông, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 tạo điều kiện để học sinh dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường giáo dục tốt, có chỗ ăn ở tiện lợi và hợp vệ sinh để tăng tỷ lệ học sinh tham gia học, tăng cường tiếp cận giáo dục phổ thông cho thanh niên dân tộc thiểu số.
  • Chính sách cử tuyển, hệ dự bị đại học cho thanh niên dân tộc thiểu số, miền núi và vùng xa được áp dụng để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho các nhóm đối tượng ưu tiên này. Hàng năm, chỉ tiêu cử tuyển và hệ dự bị đại học đều tăng: số lượng sinh viên cử tuyển tăng từ 7.088 năm học 2007 - 2008 lên 7.938 năm học 2009 - 2010. Tỷ lệ sinh viên người dân tộc thiểu số tăng từ 4,6% lên 5,5% và từ 0,3% lên 0,8% với cao đẳng, đại học năm 2000 - 2007.

1.2. Cơ sở hạ tầng giáo dục và đào tạo cho thanh niên

        - Giáo dục Trung học phổ thông (THPT):

Giáo dục THPT nhằm giúp thanh niên củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển như tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc bắt đầu tham gia lực lượng lao động. Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2020 của Việt Nam là: (1) Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và (2) Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là 99,0%, trung học cơ sở là 95,0% và THPT là 80,0%.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mạng lưới cơ sở THPT liên tục tăng từ 1.967 trường năm học 2001 - 2002 lên 2.661 trường năm học 2011-2012. Mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có 2 trường THPT để đáp ứng nhu cầu học của thanh thiếu niên. Quy mô học sinh THPT tăng từ 2.334.255 học sinh năm học 2001 - 2002 lên 3.111.280 học sinh năm học 2007 - 2008. Do kết quả của công tác phổ cập giáo dục và công tác phân luồng học sinh THCS, sau đó giảm xuống còn 2.755.210 học sinh năm học 2011 - 2012(1).

- Giáo dục dạy nghề:

Giáo dục dạy nghề từ các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kiến thức cơ bản của một nghề và năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Giáo dục nghề gồm: Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ 3 - 4 năm học đối với người tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) và 1 - 2 năm học với người tốt nghiệp THPT;  dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ 1 - 3 năm với trình độ trung cấp và cao đẳng. Tính đến năm 2012, mạng lưới dạy nghề bao gồm 136 trường cao đẳng nghề, 308 trường trung cấp nghề và 849 trung tâm dạy nghề, hơn 266 trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có dạy nghề. Mạng lưới trường dạy nghề chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên Hải miền Trung (chiếm 70% tổng số trường dạy nghề của cả nước).

Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách dạy nghề như Nghị định số 43/2008/ NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2008 nhằm cụ thể hóa điều 62 và 72 của Luật dạy nghề nhằm đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi tham gia hoạt động đào tạo nghề, lựa chọn nghề, tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình 295 để hỗ trợ phụ nữ trong các hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 với mục tiêu tăng cường các hoạt động đào tạo nghề cho nữ giới, đảm bảo quyền được học ghề và lựa chọn nghề như quy định trong Luật Bình đẳng giới, tăng tỷ lệ nữ giới được đào tạo nghề, tăng tính chuyên nghiệp của lao động nữ, tạo các cơ hội làm việc ổn định cho nữ giới để đóng góp vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị trí phụ nữ, đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa song song với hội nhập kinh tế toàn cầu

        - Giáo dục đại học:

Giáo dục cao đẳng và đại học nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo người học có kiến thức kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dung khoa học công nghệ tương ứng với trình độ đào tạo. Các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Trường cao đẳng; trường đại học, học viện; đại học vùng, đại học quốc gia; Viện nghiên cứu khoa học (chỉ đào tạo trình độ tiến sĩ). Năm học 2011 – 2012 cả nước có 419 cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, có 215 trường cao đẳng và 204 trường đại học (bao gồm cả học viện, trường đại học thành viên của đại học vùng, đại học quốc gia). Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học vẫn tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, sau đó đến vùng Đông Nam Bộ.

2. Thực trạng giáo dục của thanh niên Việt Nam

2.1. Thực trạng biết đọc, biết viết

Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên là tỷ lệ người tuổi từ 16-30 “có thể đọc, viết và hiểu rõ nghĩa của tiếng Việt hoặc một thứ tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số”. Tỷ lệ biết đọc biết viết là một trong các chỉ số cơ bản nhất đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo của một quốc gia. Biết đọc biết viết là nền tảng cơ bản nhất cho tất cả các hoạt động học tập và đào tạo sau này. Hiện tại, tỷ lệ biết đọc biết viết chung của thanh niên Việt Nam là 96,3%, trong đó nam giới là 96,7% và nữ giới là 95,8%. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết đọc giữa nam thanh niên và nữ thanh niên hiện tại là không đáng kể, nhất là trong nhóm tuổi trẻ từ 16 đến dưới 20 tuổi. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) số 2 và 3 về phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao bình đằng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động xóa mù chữ cũng như giảm sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên Việt Nam vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng kinh tế - xã hội, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số và giữa các nhóm điều kiện kinh tế - xã hội. Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên dân tộc Kinh là 98,2%, trong khi đó tỷ lệ này của thanh niên các dân tộc khác chỉ có 85,7%.

2.2. Trình độ học vấn cao nhất

Thực trạng trình độ học vấn của thanh niên Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng lực lượng lao động trẻ. Trình độ học vấn là nền tảng cơ bản để mỗi cá nhân có thể tiếp tục nỗ lực phát triển kỹ năng, sự sáng tạo và khả năng đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là một trong các nguồn lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trình độ học vấn của thanh niên được phân thành 5 nhóm: Chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT và cao đẳng, đại học trở lên.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, có 10,7% thanh niên Việt Nam có trình độ học vấn cao nhất ở mức chưa tốt nghiệp tiểu học và chỉ có 33,4% thanh niên có trình độ học vấn từ tốt nghiệp THPT trở lên. Trình độ học vấn của thanh niên Việt Nam theo nhóm tuổi thanh niên được thể hiện cụ thể theo bảng dưới đây.

III. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

  1. Quy mô và phân bố lực lượng lao động của thanh niên Việt Nam

1.1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Tính đến thời điểm 01/10/2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,86 triệu người, trong đó phần lớn lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn (gần 80,0%). Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, gần 2/3 lực lượng lao động cả nước tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, nông thôn và 3 vùng kinh tế - xã hội này là những nơi cần có các chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những số đo chung nhất về mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được định nghĩa là số phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong dân số. Biểu đồ 15 thể hiện tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong các nhóm tuổi từ 16-19, 20-24 và từ 25-30. Giai đoạn từ 16-19 tuổi là giai đoạn thanh niên chuyển tiếp từ đi học sang đi làm. Do vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong nhóm 16-19 tuổi là thấp nhất, có 39,0% thanh niên bắt đầu làm việc trong giai đoạn này, nam thanh niên bắt đầu làm việc sớm hơn nữ thanh niên (42,4% nam so với 35,3% nữ tham gia lực lượng lao động trong lứa tuổi 16-19).

Có sự chênh lệch trong tất cả các nhóm tuổi về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ này cao hơn ở thanh niên nông thôn. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị rõ rệt hơn trong các nhóm tuổi trẻ (16-19 tuổi và 20-24 tuổi). Nguyên nhân là do có thể trong các nhóm tuổi này, thanh niên thành thị còn đang tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo nên chưa có cơ hội tham gia lực lượng lao động.

1.2. Thiếu việc làm và thất nghiệp

Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp là những chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến với hầu hết các quốc gia. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nghiên cứu mức độ thất nghiệp giúp đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế - xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh niên cao hơn trong nam thanh niên. Một điều đáng quan tâm là theo báo cáo của Tổng cục Thống kê 2009, tỷ trọng lao động nữ thất nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi thanh niên (dưới 30 tuổi), chiếm tới 54,2%. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân sâu xa là nhu cầu việc làm và khả năng khó tìm được việc làm của nhóm thanh niên nữ - những người ngoài việc phải lao động để kiếm sống còn phải thực hiện thiên chức làm vợ và làm mẹ. Đây sẽ là đối tượng chính cho mục tiêu giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước ta.

2. Chất lượng lực lượng lao động trẻ

2.1. Đánh giá chung

Báo cáo của Ban Dân vận Trung ương chỉ rõ: Công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực cho hội nhập được quan tâm; xây dựng được đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh thích nghi với điều kiện hội nhập. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân bố tương đối hợp lý ở các địa phương, vùng, miền. Chính phủ đã phê duyệt và triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, giới thiệu việc làm được củng cố, kiện toàn; các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm... được mở rộng đã đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm cho hàng vạn thanh niên mỗi năm. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ mới ngày càng được chú trọng.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số bộ, cơ quan liên quan đã ban hành nhiều quyết định, thông tư liên tịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Qua giám sát chính sách, pháp luật về dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã kiến nghị Chính phủ ban hành được 01 nghị định; 06 quyết định về dạy nghề cho thanh niên; 02 quyết định về giải quyết việc làm cho thanh niên. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong ba năm (2011-2013), ngân sách nhà nước đã bố trí kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề là 9.261,2 tỉ đồng, tăng 42,7% so với ba năm trước đó (2008-2011). Trong đó, đầu tư 135 tỉ đồng để thực hiện Quyết định số 103/2008/ QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015; Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề là 4.427 tỉ đồng (tăng 30,2%) so với giai đoạn 2008 - 2010; Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.050 tỉ đồng (tăng 61,3%) so với giai đoạn 2008 - 2010.

Chính phủ đã quan tâm đầu tư để Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng các Trung tâm tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Từ năm 2008 đến 2011, Chính phủ đầu tư xây dựng 10 trung tâm với số vốn là 698 tỉ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho các hộ gia đình thanh niên vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi, đến tháng 4/2013 dư nợ là trên 11.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch của các cơ sở dạy nghề còn chưa sát với nhu cầu xã hội. Công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, sau học nghề còn nhiều bất cập, hạn chế. Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, vốn vay cho thanh niên, nhất là trong thanh niên nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong độ tuổi thanh niên hiện nay còn cao. Một số nội dung của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” còn chậm được triển khai, chưa đảm bảo tiến độ; việc bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện Đề án còn chậm, (có 30/63 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nội dung truyền thông, đào tạo, khởi sự doanh nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương). Công tác giám sát, phản biện và tham mưu chính sách về học nghề, lập nghiệp cho thanh niên chưa thường xuyên. Việc hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các vùng khó khăn, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn hạn chế, đã ảnh hưởng ít nhiều đến thanh niên thuộc diện trên. Suy thoái kinh tế trong những năm gần đây dẫn đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp giảm, nhiều thanh niên công nhân không có việc làm, đời sống rất khó khăn. Việc nghiên cứu, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao động còn chậm.

2.2. Trình độ đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật

Tỷ lệ thanh niên chưa từng được đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 85,8%, nghĩa là có khoảng 24 triệu thanh niên độ tuổi 16 -30 trên toàn quốc chưa từng được đào tạo bất kỳ một ngành nghề chuyên môn kỹ thuật nào. Tỷ lệ thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (từ cao đẳng, đại học trở lên) còn thấp chỉ có 6,4%. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của nước ta.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh các chính sách hỗ trợ học tập cho thanh niên. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích một số chỉ số về thực trạng giáo dục cho thanh niên Việt Nam vẫn cho thấy có tính bất bình đẳng trong giáo dục như sự khác biệt tiếp cận giáo dục giữa dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số, giữa thanh niên con em các gia đình nghèo, giữa các vùng kinh tế - xã hội. Các lý do chủ yếu để thanh niên mất cơ hội tham gia học tập ở các trình độ đào tạo cao hơn vẫn là các lý do về kinh tế. Cơ hội đi học của thanh niên nhóm dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn so với thanh niên dân tộc Kinh do điều kiện kinh tế thấp cũng như phân bố các trường, các cơ sở đào tạo xa nơi sinh sống. Chính phủ cần tiếp tục tăng cường các chính sách hỗ trợ các đối tượng thanh niên khó khăn, các chính sách hỗ trợ nhóm thanh niên dân tộc thiểu số như tiếp tục mở trường nội trú ở các vùng sâu, vùng xa và xây dựng các trường đại học ở các vùng khó khăn để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho thanh niên tại đó.

Công tác phân luồng đào tạo sau THCS và hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên hiện tại còn bất cập, chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Cơ cấu đào tạo nghề chưa sát với nhu cầu xã hội dẫn đến tình trạng đào tạo mà không gắn với nhu cầu thực tiễn, học sinh tự lựa chọn nghề nghiệp một cách cảm tính, tự phát thường không phù hợp với xu thế phát triển sản xuất và ngành nghề lao động mà xã hội đặt ra. Hướng nghiệp và phân luồng học sinh vẫn còn là vấn đề bức xúc, cần có các giải pháp khả thi ở tầm vĩ mô. Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho học sinh được học tập, được hướng nghiệp và có việc làm ngay sau học xong chương trình trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề. Như vậy, nếu làm tốt hướng nghiệp và phân luồng học sinh sẽ tạo động lực và niềm tin giúp các bậc phụ huynh và con em của họ yên tâm chọn nghề nghiệp, ủng hộ tích cực chủ trương phân luồng học sinh nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Để có thể triển khai các hoạt động hướng nghiệp tốt, cũng cần có các số liệu về nhu cầu đào tạo thực tiễn từ xã hội và các tổ chức để có thể lập kế hoạch cân đối lại cơ cấu và nội dung đào tạo nghề cho phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam.

IV. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

1. Thực trạng sức khỏe

1.1. Thực trạng sức khỏe thể chất

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam hiện chỉ đạt 164,4cm, thấp hơn 13cm so với chuẩn và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153,4cm, thấp hơn 10cm so với chuẩn.

So với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tầm vóc của thanh niên Việt Nam kém hơn. Biểu đồ 22 cho thấy, chiều cao của thanh niên Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, ví dụ so với Nhật Bản, Hàn Quốc, chiều cao trung bình của người Việt Nam kém 8cm. Người Việt Nam kém người Trung Quốc 7cm, kém Thái Lan và Singapore là khoảng 5 - 6cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164,4cm và nữ là 153,4cm. Trong khi đó, Hàn Quốc nam là 175,3cm và nữ là 162,6cm; Singapore nam là 170,6cm và nữ là 160,0cm; Philippin nam là 163,5cm và nữ là 151,8cm; Malaysia nam là 164,7cm và nữ là 153,3cm; Nhật Bản nam là 171,2cm và nữ là 158,8cm; Indonesia nam là 158,0cm và nữ là 147,0cm; Ấn Độ nam là 165,3cm và nữ là 155,3cm; Trung Quốc nam là 169,4cm và nữ là 158,6cm.

Báo cáo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009 - 2010 của Bộ Y tế cho thấy, tình trạng thiếu năng lượng của thanh niên trong độ tuổi 20 - 24 là 22,9%; trong đó nam thanh niên là 17,2% và nữ thanh niên là 27,7%. Về sức bền chung và chỉ số công năng tim trong vận động, thanh thiếu niên của Việt Nam xếp loại rất kém so với thanh thiếu niên Nhật. Như vậy, tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn

quốc tế. Đây là vấn đề ảnh hưởng tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước”. Mục tiêu của đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 đã đưa ra tiêu chí: Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 có chiều cao trung bình 167,0cm, năm 2030 là 168,5cm. Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 có chiều cao trung bình là 156,0cm, đến năm 2030 là 157,5cm.

1.2. Tình trạng tập thể thao

  Nhìn chung tỷ lệ rất thường xuyên/thường xuyên tập thể thao trong nhóm tuổi từ 16-19 tuổi cao hơn tỷ lệ này trong nhóm tuổi từ 20-24. Nam thanh niên có hoạt động thể dục thể thao thường xuyên hơn nữ thanh niên. Thanh niên thành thị có mức độ tập thể thao rất thường xuyên cao hơn so với thanh niên nông thôn (8,4% so với 5,9%). Thực trạng tập thể dục thể thao của thanh niên độ tuổi 16-24 theo 8 vùng kinh tế - xã hội, những vùng có điều kiện kinh tế tốt hơn như vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, tỷ lệ thanh niên rất thường xuyên/ thường xuyên tập thể dục cao hơn các vùng có điều kiện kinh tế thấp hơn.

V. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN  

Thanh niên đã tham gia vào 10.371 đội tình nguyện; tổ chức 398.883 lần khám chữa bệnh cho 11.673.342 lượt người; tổ chức 72.305 lần thăm hỏi người nghèo, giúp đỡ, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng trị giá 370.164 triệu đồng; huy động nguồn lực cho chương trình được 5.097,490 triệu đồng.

Hoạt động hiến máu tình nguyện có bước phát triển, thu hút đông đảo hội viên, thanh niên tham gia, trở thành nét nổi bật trong phong trào thanh niên tình nguyệngóp phần giải quyết tình trạng thiếu máu tại các bệnh viện. Từ năm 2010-2014, đã có 4.656.368 lượt thanh niên tham gia hiến máu, tiếp nhận được 3.288.172 đơn vị máu, có 7.514 mô hình mới trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu.

Các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng được triển khai rộng rãi hơn. Thanh niên thường xuyên tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức: diễn dàn “Thanh niên khởi nghiệp với nền kinh tế xanh”, “Xây dựng chương trình hành động của Thanh niên ứng phó với biến đổi khí hậu”; thành lập và duy trì các đội hình thanh niên tự quản, thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trong hội viên, thanh niên; tổ chức ra quân thực hiện công trình, phần việc thanh niên về lĩnh vực bảo vệ môi trường gắn với thực hiện “Ngày thanh niên hành động vì môi trường”. Thanh niên đã tham gia 30.714 hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu do Hội tổ chức, thu hút 3.784.346 lượt thanh niên tham gia, thành lập 20.681 đội nhóm thanh niên tình nguyện vì môi trường, đảm nhận 77.429 công trình thanh niên bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu.

VI. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA THANH NIÊN TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, thanh niên luôn có khát vọng, ý chí vươn lên, có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia nên đã luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao.

Thanh niên bao giờ cũng là lực lượng đáng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Vì vậy, việc quan tâm, chăm lo đầu tư cho thanh niên phát triển toàn diện vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của toàn xã hội, trước hết là các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cần có kế hoạch cụ thể, thiết thực trên nhiều lĩnh vực để nâng cao đạo đức, thể lực, trí lực và vật lực cho thanh niên. Do đó, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên không chỉ là nhu cầu tồn tại có tính chất nguyên lý về lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn rất quan trọng để đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh niên. Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, các cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới. Cần nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên. Trên cơ sở đó thống nhất trong nhận thức của cấp ủy đảng, của cán bộ đảng viên và của chi ủy trong đánh giá, nhìn nhận vị trí, vai trò của thanh niên và xác định rõ trách nhiệm của từng cấp ủy, từng chi bộ, đảng bộ, cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đoàn. Coi việc xây dựng tổ chức đoàn làm hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên cũng quan trọng như xây dựng tổ chức đảng. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên là một bộ phận quan trọng, không tách rời trong toàn bộ công tác dân vận của đảng, luôn luôn là nhiệm vụ cách mạng có tính chiến lược.

Thứ hai, đẩy mạnh việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục thanh niên. Thực tế xã hội cho thấy, thanh niên với những đặc trưng về lứa tuổi, sức khoẻ tâm lý và nhận thức, thường có các các hành vi, lối sống, quan niệm, cảm thụ và sáng tạo văn hoá riêng mà không phải lúc nào cũng được thừa nhận. Đơn giản như một kiểu tóc, một chiếc váy sặc sỡ được coi là rất thời trang ngoài phố hoặc trong phim ảnh, được giới trẻ rất ham thích nhưng không phải lúc nào cũng làm vừa mắt các bậc phụ huynh. Lối sống hay văn hoá thanh niên là một hiện tượng văn hoá đặc biệt gắn liền với tuổi trẻ trong đó sự sáng tạo và đổi mới luôn là những đặc trưng cơ bản. Nó làm nên bản chất của văn hoá thanh niên. Bên cạnh sự định hướng cho thanh niên tới những sự cảm thụ văn hoá lành mạnh, cần phải tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của thanh niên, tạo ra môi trường thuận lợi để giao nhiệm vụ và giúp thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Thứ ba, phát huy vai trò xung kích của thanh niên và Đoàn thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổ chức các phong trào của Đoàn thanh niên để thanh niên thể hiện vai trò của mình trong các phong trào đó.

Thứ tư, đổi mới cách nhận thức, đánh giá phiến diện về thanh niên và Đoàn thanh niên.

Thứ năm, bản thân thanh niên tự nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của mình từ đó xác định nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội.

 

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THI HÀNH LUẬT THANH NIÊN

VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THANH NIÊN

 

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THANH NIÊN NĂM 2005

Luật Thanh niên năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên; đồng thời bảo đảm phát huy vai trờ, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện cho thấy, Luật đã phát huy vai trò trong điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến thanh niên, phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo, tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thanh niên với các nước và các tổ chức quốc tế; góp phần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, bảo vệ thanh niên trước những tác động tiêu cực và tệ nạn xã hội; xác định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, các ngành, gia đình và xã hội đối với thanh niên và công tác thanh niên.

I. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT THANH NIÊN

Sau khi Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên và Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong; Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2007/NĐ-CP.

Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản liên quan đến công tác thanh niên: Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; quyết định hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên học tập, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn tín dụng để học tập và tham gia phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên; chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề; chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và dạy nghề; phê duyệt các đề án, dự án có liên quan đến thanh niên, như: Dự án thí điểm tuyển chọn 600 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 63 huyện nghèo; đề án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng; đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên; đề án Đoàn TNCSHCM tham gia xây dựng nông thôn mới, tham gia giữ gìn trật tự giao thông; đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020.

Các Bộ, ngành ban hành Thông tư, Quyết định để tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan tới thanh niên trong phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

Căn cứ các văn bản của cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch, chỉ thị về thanh niên và công tác thanh niên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án về thanh niên như: Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên, bộ đội xuất ngũ; chính sách hỗ trợ cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông học nghề tại các cơ sở dạy nghề công lập; đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài; tuyển chọn cán bộ công chức trẻ có triển vọng để đào tạo cán bộ nguồn, chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý…

II. MỘT SÓ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THANH NIÊN

1. Trong học tập

- Thể chế hóa quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập, các cơ quan đã xây dựng chiến lược, đề án, chương trình hành động cụ thể. Thực hiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập (đến cuối năm 2014, doanh số cho vay đạt 50.398 tỷ đồng; dư nợ là 30.695 tỷ đồng; chương trình đã cho vay trên 3,2 triệu lượt học sinh, sinh viên, đến nay còn gần 1,8 triệu học sinh, sinh viên đang vay vốn); chính sách học bổng, miễn, giảm học phí đối với thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên yếu thế, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn… Các địa phương đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo chương trình chuẩn quốc gia; xóa trường lớp tạm, xây dựng ký túc xá, nhà bán trú.

- Hạn chế: Quy định hỗ trợ học bổng, giảm phí học nghề, ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc làm cho một số đối tượng thanh niên có tính chất đặc thù quy định trong Luật Thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP chưa được hướng dẫn cụ thể. Công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng thanh niên còn hạn chế, đặc biệt thanh niên trung học phổ thông, phần lớn thanh niên chọn nghề theo sở thích bản thân và gia đình. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên hạn chế.

2. Trong hoạt động khoa học, công nghệ, nghiên cứu khoa học

- Các Bộ, ngành, địa phương có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động, nghiên cứu khoa học. Thanh niên là công chức, viên chức được tạo điều kiện làm chủ nhiệm, thư ký các đề tài nghiên cứu cấp bộ, tham gia các đề tài cấp nhà nước và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế. Các địa phương thành lập và duy trì các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, câu lạc bộ sáng tạo trẻ, xây dựng tủ sách khoa học kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn và các điểm trình diễn kỹ thuật để thanh niên ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…

- Hạn chế: Hoạt động nghiên cứu khoa học của thanh niên còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa có cơ chế phù hợp thu hút thanh niên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng khoa học, công nghệ cho thanh niên còn hạn chế. Số lượng thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học, làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước còn ít.

3. Trong lao động, tạo việc làm cho thanh niên

- Quốc hội ban hành Luật Việc làm, trong đó dành 01 điều (Điều 21) quy định hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên. Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm, trong đó dành 01 chương với 6 điều (Chương IV) quy định hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp.

- Việc dạy nghề, phổ cập nghề cho thanh niên được chú trọng triển khai. Tỷ lệ qua đào tạo nghề cho thanh niên đạt khoảng 40%; cơ chế, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên từng bước được hoàn thiện. Chính phủ ban hành và triển khai các Đề án: “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo triển khai 03 nhóm mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có thanh niên nông thôn; triển khai Đề án “Thí điểm dạy nghề theo đơn đặt hàng”; đầu tư hệ thống dạy nghề thực hành, gắn đào tạo với nhu cầu lao động, đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu của thị trường. Từ năm 2011 đến 2014 cả nước giải quyết việc làm cho hơn 6 triệu người lao động, trong đó khoảng 70% là lao động trong độ tuổi thanh niên.

- Chính sách hỗ trợ đưa thanh niên đi lao động nước ngoài góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên. Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, tập trung ở các nước, vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, khu vực Trung Đông. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, trên 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo nghề và trên 90% được giáo dục định hướng, trong đó lao động thanh thiếu niên chiếm khoảng 70%.

- Các địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên, huy động các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Duy trì các hội chợ việc làm, tháng việc làm, sàn giao dịch việc làm… Các website việc làm duy trì và phát triển nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên.

- Thanh niên đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lao động và việc làm; tích cực lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội; xung kích tình nguyện thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Hạn chế: Các hoạt động định hướng, đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên ở một số một số cơ sở dạy nghề chưa cao nên học viên ra trường chưa đảm nhận được công việc, phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung; chưa đào tạo nghề mà xã hội cần mà đào tạo nghề theo năng lực có sẵn. Công tác phân luồng học sinh học nghề sau tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở chưa hiệu quả; tỷ lệ thanh niên thất nghiệp còn cao (theo số liệu của Bộ LĐ, TB và XH, năm 2013, trong tổng số hơn 1 triệu người thất nghiệp có đến 47% số người trong độ tuổi từ 14-24), đáng lưu ý là tỷ lệ lao động trình độ cao thất nghiệp có xu hướng tăng (Số lao động trình độ cao đẳng, đại học thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%). Chính sách thu hút lao động thanh niên có trình độ làm việc tại địa phương chưa bền vững. Chính sách hỗ trợ vay vốn cho thanh niên lập nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thanh niên (chủ yếu mới cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cho vay thấp, lãi suất chưa linh hoạt; mới chỉ đáp ứng được 30-35% nhu cầu vay vốn để lập nghiệp của thanh niên), vẫn còn một lực lượng khá đông thanh niên ở nông thôn chưa được đào tạo nghề, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, thường xuyên đi làm ăn xa, việc giải quyết việc làm cho thanh niên xuất ngũ còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một bộ phận thanh niên về việc làm chưa đúng, định hướng nghề nghiệp còn thiên lệch.

4. Trong an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

- Công tác giáo dục bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng, truyền thống yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên luôn được quan tâm. Vai trò của thanh niên, nhất là thanh niên trong lực lượng vũ trang được phát huy trong tuần tra, phát hiện và tham gia giải quyết các vụ vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Nhiều tỉnh, thành ban hành cơ chế chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, như: Ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình, thanh niên xuất ngũ được Chính phủ hỗ trợ một thẻ học nghề tương đương với 12 tháng lương tối thiểu để giúp thanh niên sau khi xuất ngũ có điều kiện học nghề, tạo việc làm, lập nghiệp, bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình.

- Thanh niên đã tích cực, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội; tích cực, hăng  hái, tự nguyện lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ; xây dựng khu vực phòng thủ; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

5. Trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí

- Các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, xuất bản, báo chí đã quan tâm, đầu tư, phổ biến những công trình, tác phẩm có giá trị giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên. Hệ thống các thiết chế văn hóa từng bước được quan tâm đầu tư.

- Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các công trình và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên.

- Các cấp, các ngành chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí dành cho thanh niên, đồng thời tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, xử lý sai phạm, ngăn chặn các ấn phẩm có nội dung không lành mạnh tác động xấu đến thanh niên; phát triển các mô hình đội tuyên truyền thanh niên, đội tuyên truyền ca khúc cách mạng hoạt động tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất… góp phần chăm lo, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đông đảo quần chúng nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng, tạo môi trường, điều kiện để thanh niên hoàn thiện và phát triển toàn diện.

- Thanh niên tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí lành mạnh; rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh…

- Hạn chế: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho thanh niên còn thiếu và ở một số nơi sử dụng còn sai mục đích. Việc giảm phí tham quan bảo tàng di tích lịch sử, văn hóa cách mạng cho thanh niên theo quy định của Luật Thanh niên và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ chưa được hướng dẫn, thực hiện.

6. Bảo vệ sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao

- Công tác xây dựng, quy hoạch phát triển các cơ sở hoạt động thể dục, thể thao cho thanh niên và ban hành cơ chế, chính sách cho các vận động viên là thanh niên trong hoạt động rèn luyện và thi đấu thể dục thể thao luôn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư.

- Thanh niên tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh, nâng cao thể lực, tầm vóc thanh niên Việt Nam.

- Hạn chế: Hệ thống cơ sở vật chất, điểm vui chơi dành cho thanh niên ở nhiều địa phương chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của thanh niên; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, lịch sử cho thanh niên ở một số địa phương còn mang tính hình thức. Việc tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của thanh niên còn hạn chế, khó khăn; mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân chỉ thực hiện ở một số địa phương do thiếu kinh phí và nhân lực hoạt động. Tầm vóc, thể lực của thanh niên Việt Nam còn thua kém thanh niên nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

7. Trong quản lý nhà nước và xã hội

- Nhà nước tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền của mình thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thông qua Đoàn TNCSHCM, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và các tổ chức thanh niên khác do Đoàn thanh niên làm nòng cốt, thanh niên tham gia phản biện, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến thanh niên. Đồng thời thông qua người đại diện để nói lên tiếng nói của thanh niên tham gia những vấn đề quan trọng của đất nước. Các cơ quan, đơn vị có công chức trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt vào quy hoạch và đào tạo chức danh lãnh đạo, quản lý; quan tâm nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.

- Việc lấy ý kiến thanh niên hoặc tổ chức thanh niên trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên ngày càng được chú trọng.

- Hạn chế: Tại một số địa phương, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng mức; tỷ lệ cán bộ, lãnh đạo trẻ trong cấp ủy, chính quyền, các cơ quan dân cử chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc tổ chức lấy kiến thanh niên ở một số nơi còn mang tính hình thức, các ý kiến, kiến nghị của thanh niên chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng.

8. Trong hôn nhân gia đình

- Các địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Luật Hôn nhân gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Pháp lệnh dân số cho thanh niên nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên trong hôn nhân và xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc.

- Các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên; giáo dục kiến thức về hôn nhân, lối sống và cách ứng xử trong gia đình… Một số địa phương thí điểm thực hiện Đề án “kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân” giúp thanh niên có thêm nhiều hiểu biết bổ ích và cần thiết để xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình.

- Thanh niên đã gương mẫu thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân và gia đình; thực hiện tốt 3 mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc.

- Hạn chế: Tỷ lệ thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân cao; tỷ lệ nạo phá thai trong độ tuổi thanh niên, vị thành niên cao; số lượng cặp vợ chồng trong độ tuổi thanh niên ly hôn ngày càng tăng, chiếm khoảng 50% tổng số vụ ly hôn, nguyên nhân là do vấn đề bạo lực gia đình, mắc tệ nạn xã hội, nghiện ma túy.

9. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên dân tộc thiểu số

Nhà nước đã ban hành và tích cực triển khai các chính sách, pháp luật trong đào tạo, bồi dưỡng thanh niên dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời ban hành cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để thanh niên dân tộc thiểu số tham gia các chính sách xóa đói giảm nghèo và các dự án xây dựng nông thôn, miền núi đạt hiệu quả.

10. Chính sách Nhà nước đối với thanh niên xung phong

Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách đối với thanh niên xung phong tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Cả nước có 25 tổng đội thanh niên xung phong phát triển kinh tế. Các tổng đội thanh niên xung phong thường làm nhiệm vụ ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với thực hiện các chương trình, dự án đặc thù như: xây dựng vùng kinh tế mới, di dân tái định cư, nuôi trồng thủy hải sản, đào tạo nghề, giáo dục, điều trị bệnh…

Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với hoạt động thanh niên tình nguyện; Bộ Nội vụ và một số bộ, ngành triển khai các dự án, đề án phát huy lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn đã tạo động lực cho các phong trào thanh niên tình nguyện phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực (dự án 600 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo; dự án 500 tri thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi…).

- Hạn chế: Tổ chức thanh niên xung phong ở một số nơi chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương. Các dự án, đề án về thanh niên mặc dù được hiệu quả tích cực, nhưng sự quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, sử dụng, bố trí, tạo điều kiện cho tri thức trẻ chưa cao.

11. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên có tài năng

- Nhà nước ban hành một số chính sách đối với thanh niên có tài năng, như: Cấp học bổng học tập cho thanh niên đạt kết quả học tập xuất sắc; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên có tài năng; cơ chế, chính sách thu hút tri thức trẻ trình độ cao về công tác tại các cơ quan Nhà nước; chính sách đối với tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao… Các cơ quan, địa phương chú trọng xây dựng chính sách thu hút, quy hoạch, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trẻ; kịp thời tuyên dương, tôn vinh tài năng trẻ. Một số cơ quan, địa phương ban hành Đề án thí điểm tuyển chọn đối tượng là những sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học, học viện loại giỏi, xuất sắc ở trong nước và nước ngoài về làm việc.

- Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định đối với trường hợp tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học trong nước và loại giỏi ở nước ngoài có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu công việc được tuyển dụng không qua thi tuyển. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và Thông tư 02/2012/TT-BNV quy định người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khá trở lên ở nước ngoài có chuyên  môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển, đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã và yêu cầu công việc thì được tuyển dụng làm công chức cấp xã không qua thi tuyển.

- Hạn chế: Việc thể chế hóa chính sách thu hút thanh niên có tài năng theo đối tượng, lĩnh vực, ngành còn hạn chế; chính sách thu hút thanh niên có tài năng về công tác ở cơ sở chưa thống nhất giữa các địa phương; chưa tạo ra hệ thống chính sách đồng bộ từ khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.

12. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên khuyết tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo

- Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ học nghề, miễn giảm học phí, tạo việc làm cho người khuyết tật, trong đó có đối tượng thanh niên, đã bố trí kinh phí dạy nghề cho thanh niên khuyết tật, miễn giảm các khoản đóng góp xây dựng trường, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, cấp học bổng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% thanh niên khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; thanh niên khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội; tổ chức tuyên dương, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh của thanh niên khuyết tật…

- Đối với thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội để tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ một phần tiền ăn, chi phí khám chữa bệnh; hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để giúp họ xóa bỏ mặc cảm vươn lên hòa nhập cộng đồng.

- Hạn chế: Tỷ lệ thanh niên khuyết tật học nghề còn thấp so với số thanh niên khuyết tật có khả năng học nghề, việc làm không ổn định, chưa tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, gặp khó khăn trong tiếp cận y tế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý các đối tượng nhiễm HIV/AISD trong đó có thanh niên còn khó khăn, phức tạp do sự kỳ thị của cộng đồng. Các dịch vụ hỗ trợ thanh niên sau cai nghiện, cải tạo hoàn lương như vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên và tình hình tội phạm trong thanh niên còn diễn biến phức tạp.

13. Về hợp tác quốc tế đối với công tác thanh niên

- Các bộ, ngành, Trung ương Đoàn thanh niên tạo điều kiện tổ chức các chương trình giao lưu giữa thanh niên Việt Nam với thanh niên thế giới để tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên. Nhà nước và các bộ, ngành ký kết nhiều điều ước, thỏa thuận quốc tế về hợp tác trong công tác thanh niên.

14. Đối với thanh niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

- Được toàn xã hội quan tâm chăm lo, tạo điều kiện học tập hoàn thành chương trình trung học phổ thông, được tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh; các biện pháp phòng chống ma túy, bạo lực học đường…

- Trường hợp vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm được giáo dục tại các trại giam, cơ sở giáo dục, tại gia đình và cộng đồng, được tạo điều kiện tham gia và tái hòa nhập cộng đồng.

- Các cấp chính quyền tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe vị thành niên, đặc biệt là nữ thông qua các câu lạc bộ “bạn gái”, “diễn đàn khi tôi 18”, “tình bạn”…

- Hạn chế: Số nữ thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 mang thai ngoài ý muốn còn cao, một phần do công tác tuyên truyền hiệu quả chưa cao.

III. MỘT SỐ HẠN CHẾ

- Việc triển khai Luật Thanh niên chưa thật sự rộng rãi, còn bó hẹp trong phạm vi thanh niên và đoàn thanh niên.

- Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh niên còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc thể chế hóa, lồng ghép các quy định của Luật Thanh niên, các chính sách, pháp luật về thanh niên trong khi xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa được cụ thể hóa vào chương trình công tác hàng năm.

- Nội dung thi hành Luật Thanh niên còn những bất cập: Chưa quy định cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; không quy định chế tài bảo đảm thực hiện Luật Thanh niên; các quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên chưa được quy định rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phân định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên; các quy định về trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong thực thi Luật Thanh niên mới chỉ dừng ở kêu gọi, khuyến khích thực hiện…

B. CHỦ TRƯƠNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THANH NIÊN

1. Mục tiêu chung

 Việc ban hành Luật Thanh niên sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanh niên, quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với thanh niên để phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

- Quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên theo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp 2013.

- Quy định chính sách của Nhà nước đối với nhóm thanh niên đặc thù trong Luật thanh niên mà pháp luật khác chưa điều chỉnh.

- Quy định quản lý Nhà nước về thanh niên, trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp; cơ chế phối hợp trong việc quản lý nhà nước về thanh niên và việc xử lý vi phạm quy định trong Luật Thanh niên.

- Quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm của Đoàn thanh niên và các tổ chức của thanh niên do Đoàn thanh niên làm nòng cốt bảo đảm cho thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

3. Quá trình xây dựng dự án Luật Thanh niên sửa đổi, bổ sung

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên đã được đưa vào Chương trình dự bị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì soạn thảo. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Nội vụ đã tiến hành các hoạt động phục vụ cho việc xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên, như: Trình Chính phủ phê duyệt đề án đánh giá tác động của Luật Thanh niên; tổ chức điều tra, khảo sát về kết quả thực hiện Luật Thanh niên; hoàn thành việc rà soát, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên (có 25 luật, pháp lệnh liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên được rà soát); tổ chức các hội nghị, hội thảo có liên quan…

Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên.

Năm 2017, tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Thanh niên.

Năm 2018: Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Thanh niên sửa đổi (tháng 2/2018); dự kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tháng 5/2019; Quốc hội cho ý kiến tháng 5/2019; dự kiến Quốc hội thông qua tháng 10/2019.

4. Các chính sách

a) Sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với thanh niên

- Sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước, các bộ ngành bảo đảm thanh niên có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định; thể hiện rõ trách nhiệm của nhà nước đối với phát triển thanh niên.

- Sửa đổi, bổ sung về các quy định về trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên để làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đối với thanh niên phù hợp với Hiến pháp 2013 quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân.

- Thực hiện: Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của thanh niên  quy định tại Chương III Luật Thanh niên 2005, tập trung vào một số nội dung:

+ Chính sách giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.

+ Chính sách phân luồng trong giáo dục, đào tạo để tạo cơ hội cho thanh niên được học tập, học nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ; được tư vấn hướng nghiệp; được miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cấp sách giáo khoa, cho vay tín dụng để học tập theo quy định của pháp luật.

+ Trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên trong lao động, việc làm, để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; giải quyết việc làm cho thanh niên gắn với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quốc gia; đồng thời phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động nhằm giảm tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp, thanh niên khu vực nông thôn thiếu việc làm và giảm tỷ lệ thanh niên trong sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học đang thất nghiệp.

+ Trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí của thanh niên nhằm bảo đảm cho thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí; chính sách nhà nước miễn, giảm phí tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa, cách mạng đối với thanh niên.

+ Cung cấp kiến thức cho thanh niên về sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục nhằm trang bị và nâng cao hiểu biết, kiến thức sức khỏe để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của chính thanh niên; đồng thời ngăn chặn việc sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai trong thanh niên.

Trách nhiệm của Nhà nước trong hôn nhân và gia đình để thanh niên được khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm nâng cao chất lượng nòi giống, nâng cao tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Nam và nâng cao chất lượng dân số của thanh niên Việt Nam trong thời gian tới.

b) Chính sách của Nhà nước đối với nhóm thanh niên đặc thù

Xác định khung chính sách phù hợp, khả thi cho nhóm đối tượng đặc thù là thanh niên tài năng, thanh niên của hộ nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên di cư, thanh niên xung phong, thanh niên khuyết tật, thanh niên nhiễm HIV, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo, nhằm hỗ trợ cho nhóm yếu thế và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng về phát triển cho mọi đối tượng thanh niên.

- Thực hiện: Có 01 chương quy định chính sách của Nhà nước đối với nhóm thanh niên đặc thù. Xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc thực hiện các quyền của nhóm thanh niên đặc thù trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cơ sở để các cơ quan thuộc Chính phủ thể chế thành chính sách, pháp luật đối với thanh niên; đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

c) Trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên

Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên; quy định trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; xác định cơ chế phối hợp trong thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong chủ trì, phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Luật Thanh niên.

- Thực hiện: Luật Thanh niên sửa đổi, bổ sung có 01 chương về trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên.

d) Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đối với thanh niên

Quy định trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho thanh niên được trưởng thành; bảo đảm cho thanh niên có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định; thể hiện rõ trách nhiệm của gia đình đối với sự phát triển của thanh niên.

- Thực hiện: Luật Thanh niên sửa đổi, bổ sung có 01 chương về trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đối với thanh niên.

đ) Trách nhiệm của các tổ chức thanh niên

Quy định vai trò trách nhiệm của Đoàn thanh niên và các hội của thanh niên; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ; tổ chức cho thanh niên tham gia phản biện, giám sát quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh niên.

- Thực hiện: Luật Thanh niên sửa đổi, bổ sung có 01 chương về trách nhiệm của các tổ chức thanh niên. Trong đó, sửa đổi bổ sung làm rõ vị trí, vai trò của Đoàn TNCSHCM và các tổ chức thanh niên.

e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đối thoại với thanh niên; tổ chức tháng thanh niên; giải thưởng thanh niên và bảo đảm nguồn lực phát triển thanh niên

Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đối thoại với thanh niên; tổ chức tháng thanh niên; giải thưởng thanh niên và bảo đảm nguồn lực phát triển thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN

 

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên cũng là hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung. Các hoạt động này đều hướng đến mục tiêu tác động vào đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Vấn đề cần xác định rõ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên chính là làm rõ đối tượng tác động, các đặc điểm của đối tượng để từ đó xây dựng biện pháp, hình thức thực hiện phù hợp.

Những đặc điểm, vấn đề chung liên quan đến đối tượng thanh thiếu niên đã được nói rõ trong chuyên đề riêng. Trên cơ sở đó, chuyên đề này làm rõ những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, gồm: Xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; xây dựng tờ gấp pháp luật cho thanh thiều niên; mô hình câu lạc bộ pháp luật; tổ chức hội thi; tuyên truyền miệng pháp luật cho thanh thiếu niên. Những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật này gần gủi với thanh thiếu niên và mang lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên.

I. Xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên là việc đề ra một cách có hệ thống những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành cụ thể. Có thể nói rằng, kế hoạch có tính chất định hướng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ đúng mục đích, yêu cầu và đúng thời hạn. Việc xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên phải xuất phát từ những đặc thù của chính công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và của chính thanh thiếu niên.

Nội dung cơ bản của một kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên bao gồm:

- Căn cứ ban hành Kế hoạch: Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên”; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 03/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện Đề án 2160 đến năm 2020; Kế hoạch thực hiện Đề án 2160 và Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Mục đích, yêu cầu: Gắn với hoàn thành các mục tiêu chung của tỉnh đã được đề ra tại Kế hoạch số 65/KH-UBND.

- Đối tượng tác động: Thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh, trong đó cần phân loại rõ từng nhóm đối tượng thanh thiếu niên.

- Nội dung pháp luật cần được tuyên truyền, phổ biến: Những quy định pháp luật phù hợp, thiết thực với thanh thiếu niên.

- Hình thức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật: Các hình thức theo quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng những hình thức phù hợp, có hiệu quả đối với thanh thiếu niên.

- Tiến độ thực hiện

- Các biện pháp thực hiện

- Nguồn kinh phí thực hiện

2. Các hình thức PBGDPL

Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các hình thức PBGDPL hiện đang được áp dụng nhiều, có hiệu quả trên thực tế là:

(1) Họp báo, thông cáo báo chí;

(2) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;

(3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư;

(4) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

(5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở;

(6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở;

(7) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;

(8) Các hình thức PBGDPL khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác PBGDPL mang lại hiệu quả.

III. Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đối với thanh thiếu niên

1. Tờ gấp pháp luật

- Tờ gấp tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên là một loại tài liệu tuyên truyền pháp luật được biên soạn một cách ngắn gọn, rõ ràng trên khuôn khổ một tờ giấy nên dễ dàng, thuận tiện trong sử dụng để cấp phát tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên.

- Đối tượng sử dụng: Xác định cụ thể là thanh thiếu niên. Trong đó, phân loại thành các nhóm: Thanh thiếu niên là đối tượng đặc thù; thanh thiếu niên tự do; thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên... Việc phân loại này giúp cho việc thiết kế hình thức, nội dung tờ gấp phù hợp nhất với đối tượng sử dụng.

a) Những kỹ năng chủ yếu trong việc làm tờ gấp tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên

- Nội dung Tờ gấp phải là những quy định pháp luật phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên, và phải thật sự sát hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.

- Cách thức thể hiện nội dung vào tờ gấp: Có thể nêu câu hỏi và trả lời một cách trực tiếp; hoặc nêu tình huống và trả lời tình huống đó dựa trên quy định pháp luật.

-  Xác định khuôn khổ của tờ gấp:

Kích thước của tờ gấp được hiểu là chiều dài và chiều rộng của tờ gấp khi tờ gấp ở trạng thái trải ra hoàn toàn. Kích thước của tờ gấp phụ thuộc vào nội dung tờ gấp.

Nên ưu tiên tờ gấp có kích thước bằng khổ giấy A4, vì có  thể dùng tờ gấp này làm tờ mẫu phôtô nhân bản trên giấy A4 phát rộng rãi cho đối tượng tuyên truyền. Từ kích thước tờ gấp người ta dễ dàng chọn được số bình cho tờ gấp sao cho khi gấp lại tờ gấp có hình dáng sát với hình chữ nhật tiêu chuẩn.

-  Bố cục tờ gấp (lên ma két) :

Bố cục tờ gấp gồm bố cục bìa, phần nội dung cho các trang, trám tranh, ảnh cho các trang, đặt tít của tờ gấp, tít của từng phần, chọn chữ, chọn màu và phân bố, làm vi-nhét cho từng trang.

Nếu coi tờ gấp có mặt trong, mặt ngoài và đánh số 1 vào trang đầu của mặt trong rồi lần lượt từ trong ra ngoài thì thường gấp tờ gấp sao cho trang cuối cùng là bìa trước, trang áp cuối là bìa sau. 

Khi phân nội dung cho các trang, cố gắng để mỗi trang thể hiện được một phần nội dung của tờ gấp và giữa các phần có thứ tự lôgíc với nhau. Tít của từng phần có thể theo tên chương, mục của văn bản hoặc tự đặt sát với nội dung của nó. Việc trám tranh, ảnh vào các trang không những gây ấn tượng về nội dung mà còn làm tăng tính hấp dẫn của tờ gấpViệc thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, chọn màu, phân bố màu, làm vi nhét cho tờ gấp . . . là những việc có tính chất mỹ thuật; nếu có điều kiện nên mời họa sĩ tham gia để tờ gấp được trình bày đẹp và hợp lý.

-  Làm các thủ tục xuất bản tờ gấp tuyên truyền pháp luật:

Mẫu tờ gấp sau khi được phê duyệt, người được giao nhiệm vụ cần tiến hành một số công việc sau:

- Xin giấy phép xuất bản.

- Ký hợp đồng với nhà in, theo dõi việc in ấn.

- Nộp lưu chiểu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức phát hành tờ gấp tuyên truyền pháp luật

Việc tổ chức phát hành tờ gấp có thể gửi trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng hoặc thông qua cơ quan, tổ chức (nhà trường, Đoàn thanh niên, chính quyền các cấp...) để cấp phát cho thanh thiếu niên.

2. Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên

a) Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên là tổ chức được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những bạn thanh thiếu niên có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tích cực đấu tranh bảo vệ pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Thông qua các hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, gây dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các hội viên nói riêng và toàn thể thanh thiếu niên, người dân.

b) Để phân biệt Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên với những Câu lạc bộ khác, cần xác định những đặc điểm của Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiêu niến như sau:

- Là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện của các thành viên là thanh thiếu niên với mục đích chủ yếu để có cơ hội được giao lưu, học hỏi, tìm hiểu pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật;

- Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên có cơ cấu tổ chức bao gồm Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và các hội viên; hoạt động tuân thủ điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Hoạt động của Câu lạc bộ được tổ chức định kỳ, thường xuyên dựa trên kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đề ra và được toàn thể thành viên Câu lạc bộ nhất trí thông qua.

- Câu lạc bộ hoạt động thông qua các buổi sinh hoạt tập thể theo các hình thức sinh hoạt phong phú, linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ và đối tượng;

- Số lượng thành viên Câu lạc bộ không hạn chế, luôn được phát triển mở rộng thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia;

- Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên có thể được thành lập ở nhà trường, hoặc ở các địa phương.

c) Vai trò của Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên

Câu lạc bộ pháp luật của thanh thiếu niên được xác định là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật có hiệu quả, phù hợp với thanh thiếu niên. Câu lạc bộ là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo thành viên là thanh thiếu niên tham gia nhằm giao lưu, học hỏi, tạo một diễn đàn, sân chơi bổ ích và lành mạnh để cùng trao đổi, nắm bắt kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật.

Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật thanh thiếu niên, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và kịp thời. Từ đó, giúp hội viên nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, đưa pháp luật dần trở thành thói quen trong ứng xử hàng ngày của thanh thiếu niên. Câu lạc bộ còn tạo điều kiện để mỗi hội viên trở thành một tuyên truyền viên pháp luật tích cực vận động người thân trong gia đình, địa bàn mình cư trú chấp hành pháp luật.

3. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu niên

Đối tư­ợng tuyên truyền của cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu niên là thanh thiếu niên. Thi tìm hiểu pháp luật đ­ược thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, do mục đích, yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh và khả năng cụ thể quyết định. Có 4 loại hình thư­ờng được áp dụng đối với thanh thiếu niên trên thực tế là: thi nói, thi viết, thi trên mạng và thi trắc nghiệm.

a) Thi nói  (thông qua các hình thức cụ thể như thi vấn đáp, sân khấu...)

Thi vấn đáp: Đây là hình thức thi mà ng­ười dự thi phải trả lời bằng miệng những câu hỏi của Ban Giám khảo về những nội dung pháp luật nào đó.

Vì vậy, thi vấn đáp là hình thức thi đòi hỏi người dự thi phải thu thập tài liệu pháp luật vừa phải hiểu và nắm vững các quy định pháp luật đó để có thể chủ động trả lời nhiều tình huống pháp luật được ban giám khảo đưa ra trên sân khấu. Vì các thí sinh không được sử dụng tài liệu pháp luật như hình thức thi viết, thời gian chuẩn bị trả lời câu hỏi rất ngắn nên phần trả lời của thí sinh trước Ban giám khảo là những kiến thức có thực của họ.

- Thi qua hình thức sân khấu: Là hình thức thi mà ng­ười dự thi (cá nhân hoặc tập thể) dùng sân khấu (sàn diễn) để thực hiện phần thi của mình. Ng­ười dự thi đồng thời là diễn viên chính, trong nhiều tr­ường hợp vừa là người xây dựng kịch bản. Do vậy, họ phải có một trình độ biểu diễn nghệ thuật nhất định mới hoàn thành đ­ược phần thi của mình. Họ cũng có điều kiện thể hiện được kiến thức, trình độ pháp luật cùng tài năng nghệ thuật và khả năng khác mà họ có. Hình thức thi này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về nội dung và hình thức thể hiện.

b) Thi viết

Là hình thức thi mà ng­ười dự thi trả lời các câu hỏi về những nội dung pháp luật nhất định bằng việc thể hiện lên giấy những hiểu biết của mình về các nội dung pháp luật đó.

Thi viết đ­ược sử dụng trong trường hợp cần tuyên truyền, phổ biến trên diện rộng những nội dung của một văn bản pháp luật nhất định (thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông, thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 1995, thi tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 1999... Hình thức thi này đư­ợc nhiều địa phương, đơn vị cơ sở, trường học tổ chức.

c) Thi trắc nghiệm

Đây là hình thức thi mà ngư­ời dự thi trả lời các câu hỏi thi bằng việc lựa chọn phư­ơng án phù hợp trong các phư­ơng án đã đư­ợc Ban tổ chức chuẩn bị sẵn. 

Có 2 hình thức thi trắc nghiệm: trắc nghiệm trên giấy và trắc nghiệm điện tử. Trắc nghiệm điện tử có thể được thực hiện qua mạng hoặc qua hình thức thi trực tiếp trên sân khấu. Hình thức trắc nghiệm điện tử phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên, nhất là học sinh, sinh viên và cần được mở rộng.

d) Thi trên mạng internet

Internet (viết tắt từ International Network) là một mạng thông tin diện rộng, bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử.

 Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc sử dụng mạng lưới thông tin hiện đại phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trong đó có thi tìm hiểu pháp luật là một nhu cầu tất yếu. Thi trên mạng đã được Bộ Tư pháp tổ chức trên phạm vi rộng với sự tham gia của tất cả người dân, đặc biệt các đợt thi đã thu hút khá lớn các đối tượng là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên, trí thức tham gia.

4. Tuyên truyền qua mạng internet

 Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hiện nay, Internet đã đi vào 100% các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các Bệnh viện trung ương, các Tập đoàn và các Tổng công ty nhà nước, 98% các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, 92% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% các trường Trung học cơ sở, Bệnh viện cấp tỉnh, 26/26 Bộ Ngành, 56/64 tỉnh thành đã có Website riêng; ở những vùng sâu, vùng xa, hải đảo, Internet cũng đã có mặt để phục vụ nhân dân. Tuyên truyền pháp luậtcho thanh thiếu niên trên mạng internet là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, có những lợi thế lớn so với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Một số hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên như:

a) Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, văn bản pháp luật vẫn là nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật nước ta. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu văn bản pháp luật luôn là một nhu cầu lớn của mọi tổ chức, cá nhân.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta bao gồm: Văn bản do Quốc hội ban hành (Hiến pháp, luật, nghị quyết); văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành (pháp lệnh, nghị quyết); văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội); văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp (nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân).

Điều quan trọng nhất khi đưa các văn bản pháp luật lên trên mạng internet là văn bản đó phải đảm bảo tính chính xác. Để có được điều này, người thực hiện công việc cần dựa vào các nguồn cung cấp văn bản chính thống như Công báo Chính phủ, Công báo địa phương, Lệnh công bố của Chủ tịch nước, các bản chính, bản sao văn bản có giá trị như bản chính… Bên cạnh đó, có thể tham khảo các nguồn cung cấp văn bản pháp luật trên các trang web có độ tin cậy cao như Trang web của Trung tâm thông tin Văn phòng Quốc hội: http://www.na.gov.vn hoặc Website Chính phủ:http://www.chinhphu.vn hoặc Cổng thông tin của Bộ Tư pháp: http://www.moj.gov.vn/hay Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật tại địa chỉ http://vbqppl.moj.gov.vn/ hoặc tham khảo các đĩa CD-ROM cơ sở dữ liệu pháp luật Việt Nam. 

b) Hỏi đáp pháp luật

Hỏi đáp pháp luật là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả. Các câu hỏi về pháp luật có nhiều dạng, có thể là câu hỏi trực tiếp hoặc câu hỏi gián tiếp thông qua một tình huống, một sự kiện xảy ra trong thực tế.

c) Xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật

Các chuyên mục tuyên truyền chuyên sâu về pháp luật cung cấp những kiến thức sâu về từng vấn đề pháp luật cụ thể để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác của thanh thiếu niên. Các chuyên mục thuộc loại này có thể được xây dựng theo tiêu chí nhóm đối tượng thanh thiếu niên và nội dung pháp luật.

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua những chuyên mục chuyên sâu có nội dung mang tính lý thuyết nên xây dựng những chuyên mục đi sâu phân tích các tình huống cụ thể dưới góc độ pháp luật. Thực tế cho thấy cách làm này mang lại hiệu quả cao, phù hợp với sự ham học hỏi, nghiên cứu của thanh thiếu niên. 

d) Đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật lên mạng Internet

Đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật lên mạng Internet được hiểu là chuyển nội dung của các ấn phẩm tuyên truyền đã xuất bản (sách, đặc san, tờ gấp, tờ rơi, băng casset, đĩa hình, đĩa tiếng…) thành dữ liệu điện tử và đăng tải dữ liệu đó trên mạng Internet. Như vậy, các tài liệu tuyên truyền pháp luật đăng trên mạng Internet có nội dung giống như nội dung của các ấn phẩm đã xuất bản.

đ) Tổ chức giao lưu trực tuyến

Giao lưu trực tuyến là hình thức đối thoại qua mạng Internet, được thanh thiếu niên tiếp cận thuận lợi, dễ dàng. Giao lưu trực tuyến là dịp để những người làm công tác quản lý nhà nước về thanh thiếu niên và thanh thiếu niên có dịp bày tỏ, trao đổi những quan điểm của mình về những vấn đề cụ thể, các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội nói chung và nhận thức về pháp luật nói riêng cho thanh thiếu niên.

Để tổ chức tốt việc tuyên truyền pháp luật bằng hình thức giao lưu trực tuyến, chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến về pháp luật cần cụ thể, rõ ràng. Người tổ chức và người giải đáp các vướng mắc cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung vấn đề đặt ra, chú ý đến những vấn đề thời sự đang được nhiều người quan tâm. Bố trí hệ thống máy móc đảm bảo chất lượng và phân công đội ngũ nhân sự giúp việc, phục vụ tốt cho buổi giao lưu.

e) Các công việc cần tiến hành để thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên trên mạng Internet: Cần xác định mục đích của việc tuyên truyền, những nội dung pháp luật sẽ tuyên truyền và thời gian tuyên truyền.

Xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet: Bước này bao gồm các thao tác như thu thập thông tin, biên soạn tài liệu, cung cấp ảnh (nếu có). Nội dung thông tin càng phong phú càng hấp dẫn thanh thiếu niên. Thông tin nên được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động và cần được cập nhật thường xuyên để tạo tính mới cho trang web.

Thiết kế giao diện, hình thức trình bày: Một giao diện website được thiết kế khoa học, hợp lý sẽ thể hiện rõ được ý tưởng, mục đích của việc tuyên truyền pháp luật. 

Quảng bá giới thiệu địa chỉ tuyên truyền trên mạng Internet: Mục đích của công việc này là để nhiều người biết và truy cập vào trang web. Thực hiện việc quảng bá, giới thiệu website có thể dựa vào các kênh thông tin phổ biến như truyền hình, đài phát thanh, báo chí… hoặc tổ chức lễ khai trương giới thiệu rộng rãi địa chỉ trang web.

Cập nhật thông tin, duy trì việc tuyên truyền trên mạng Internet: Sau khi các bước trên được hoàn tất, để duy trì trang web và phát huy tác dụng trong tuyên truyền pháp luật đòi hỏi người làm phải cập nhật thông tin thường xuyên. Có thể nói đây là bước đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và chi phí lớn nhất. Vì thế, người làm tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet phải thực sự quan tâm đến công việc này. Trên thực tế, có rất nhiều trang web đã được xây dựng xong nhưng chỉ sau một thời gian hoạt động, do ít thông tin, thông tin không cập nhật thường xuyên nên đã không đạt được các mục đích đề ra ban đầu. Vì vậy, để thông tin được duy trì thường xuyên cần đầu tư thích đáng cả về nhân lực và vật lực; chú ý đến vấn đề phát triển đội ngũ cộng tác viên; đầu tư kinh phí thích đáng đảm bảo chi phí thu thập thông tin, nhuận bút, biên tập, cập nhật lên mạng Internet…

Một điểm cần lưu ý trong tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet là vấn đề an ninh thông tin. Thời gian qua, tình hình an ninh thông tin trên Internet diễn biến phức tạp. Theo khảo sát sơ bộ có tới 80% các trang tin điện tử còn nhiều sơ hở trong đảm bảo an ninh thông tin, nhiều hệ thống thông tin còn có khiếm khuyết chưa được cập nhật và quan tâm đúng mức nên đã gây ra những sự cố đáng tiếc ảnh hưởng tới các dịch vụ hành chính điện tử, thương mại điện tử và các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin khác. Vì vậy, khi thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet cần lưu tâm đến vấn đề bảo mật thông tin, biện pháp phòng, chống sự xâm nhập của các đối tượng bên ngoài.

5. Tuyên truyền miệng pháp luật

Tuyên truyền miệng về pháp luật cho thanh thiếu niên là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với thanh thiếu niên về lĩnh vực pháp luật, trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh thiếu niên, hướng cho thanh thiếu niên hành động theo các chuẩn mực pháp luật.

Quy mô của tuyên truyền miệng pháp luật rất đa dạng. Có thể tổ chức dưới dạng hội nghị, lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề thu hút nhiều người nghe hoặc có thể tổ chức dưới hình thức tuyên truyền miệng cá biệt chỉ có một hoặc vài ba người.

Một số kỹ năng quan trọng trong tuyên truyền miệng pháp luật cho thanh thiếu niên cần lưu ý:

- Gây thiện cảm ban đầu: Đối với thanh thiếu niên, để gây thiện cảm ban đầu có thể thực hiện một số việc như: Dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu thân thiện với thanh thiếu niên; cách đặt vấn đề gần gủi với thanh thiếu niên, có thể lồng ghé thơ, nhạc, kể chuyện...

- Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói với thanh thiếu niên thông qua giọng nói rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm; động tác, cử chỉ phù hợp với nội dung và giọng nói để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của lời nói; sắc thái, vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội dung. Khi nói, chú ý nhìn vào một nhóm thanh thiếu niên ngồi dưới, thỉnh thoảng người nói cần thay đổi vị trí nhìn để tạo sự chú ý. Người nói cần đưa ra số liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu hỏi để tăng thêm sự chú ý của thanh thiếu niên.

- Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền miệng: Người nói cần tôn trọng các nguyên tắc sư phạm. Từ bố cục bài nói, diễn đạt các đoạn văn, liên kết giữa các đoạn văn đến cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Người nghe cần được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa (phương pháp suy diễn) hoặc từ xa đến gần (phương pháp quy nạp) và tuỳ từng vấn đề mà dùng lý luận soi sáng cho thực tiễn hoặc từ thực tiễn mà đi sâu vào lý luận. Mục đích cuối cùng vẫn là để người nghe hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về những vấn đề mà người nói đã nêu ra. Tuy nhiên dù phân tích, diễn giải rộng hay hẹp đều phải luôn bám sát trọng tâm của vấn đề.

- Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích.

IV. Một số nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

Lập kế hoạch kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên là nội dung quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói riêng. Muốn triển khai được các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên đòi hỏi phải có kinh phí để tổ chức.

Để lập kế hoạch kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên cần xác định:

Thứ nhất, xác định phạm vi công việc thực hiện

Việc xác định phạm vi công việc thực hiện giúp định hướng các mục chi sẽ áp dụng.

Thứ hai, xác định nội dung chi và mức chi

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xác định nội dung chi và mức chi.

Thứ ba, xác định nguồn kinh phí

- Nguồn kinh phí từ ngân sách cơ quan

- Nguồn kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ (thực hiện Đề án, chương trình,...).

- Nguồn kinh phí do các cơ quan, tổ chức hỗ trợ/phối hợp thực hiện.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch sử dụng/kế hoạch chi kinh phí

- Đưa ra căn cứ văn bản áp dụng để chi

- Nêu rõ từng nội dung công việc và mức chi cụ thể

Thứ năm, Kế hoạch sử dụng kinh phí phải được Lãnh đạo phê duyệt.

Các văn bản liên quan trực tiếp đến xây dựng kế hoạch kinh phí và sử dụng, quản lý, thanh quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, gồm:

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định mức chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ

TRONG PHÁP LUẬT VỀ TRẺ EM

 

Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017) quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.

Trẻ em có các quyền công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Công ước quyền trẻ em với 54 điều quy định các quyền trẻ em theo bốn nhóm quyền là: quyền được sống còn, quyền được bảo vệ; quyền được phát triển và quyền được tham gia. Cộng đồng quốc tế đã thừa nhận quyền trẻ em và kêu gọi các quốc gia bảo đảm quyền của trẻ em như là quyền của con người chưa phát triển về thể lực, trí tuệ và kêu gọi toàn thể nhân loại hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

1. Quyền của trẻ em

1.1. Quyền sống

Quyền sống là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại nhiều văn bản khác nhau mà cơ bản nhất là Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19).   Đối với trẻ em cũng vậy, trẻ em nào sinh ra cũng có quyền sống, tính mạng của trẻ em phải được bảo vệ, không ai có quyền tước đi sinh mạng của trẻ em.

Điều 12 Luật Trẻ em quy định “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”.

1.2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Điều 13 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật”.

Đây là quyền hết sức cơ bản của trẻ em nhằm bảo đảm cho trẻ em thực hiện các quyền khác.

- Khai sinh, khai tử: Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) quy định: “1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. 2. Cá nhân chết phải được khai tử. 3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”.

Thời hạn đăng ký khai sinh: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em (khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch).

Thời hạn đăng ký khai tử: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử (khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch).

- Quyền có quốc tịch: Điều 31 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Cá nhân có quyền có quốc tịch. 2. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định. 3. Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật”.

- Xác định cha, mẹ: Cá nhân có quyền xác định cha mẹ (khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

- Xác định dân tộc: Điều 29 Bộ luật Dân sự quy định: 1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. 2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam”.

- Xác định giới tính: Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. 2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan”.

1.3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Điều 14 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh”.

Trẻ em dưới sáu tuổi được Nhà nước cấp Thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập (sau đây gọi tắt là Thẻ khám bệnh, chữa bệnh). Đây là phương án thể hiện sự tiến bộ, tính ưu việt của chế độ ta. Thực hiện phương án này thì bất kỳ trẻ em nào dưới sáu tuổi, khi bị ốm đau dù là bệnh nặng hay nhẹ đều được khám bệnh, chữa bệnh và không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

-  Trẻ em dưới sáu tuổi là trẻ em chưa đủ bảy mươi hai tháng tuổi.

- Cơ sở y tế công lập thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi gồm các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc cấp, thu hồi Thẻ khám bệnh, chữa bệnh.

1.4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Điều 15 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện”.  Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể có, với mức sống ngày càng được nâng cao là quyền của trẻ em và mục tiêu phấn đấu chung của gia đình, Nhà nước và xã hội.

1.5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

Điều 16 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh”.

Quy định này là sự khẳng định chủ trương, chính sách và việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn nhằm phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của trẻ em ngay từ nhỏ để hướng dẫn, bồi dưỡng và đào tạo để trở thành nhân tài phục vụ đất nước.

1.6. Quyền vui chơi, giải trí

Điều 17 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”.

1.7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

Điều 18 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình”.

Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc là quyền chung của tất cả mọi người được quy định tại Hiến pháp năm 2013 “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” (khoản 3 Điều 5). Với trẻ em, quyền này cũng được bảo đảm thực hiện.

1.8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Điều 19 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”.

1.9. Quyền về tài sản

Điều 20 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật”.

- Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con”.

- Tài sản do lao động: Bộ luật lao động 2012 quy định (Điều 163, 164): Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số công việc nhất định theo quy định.

Người lao động từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục được quy định. Thời giời làm việc không quá 04 giờ trong 1 ngày vào 20 giờ trong 1 tuần; không được làm ban đêm, làm thêm giờ.

Không được sử dụng người lao động chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượi, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác.

- Tài sản do thừa kế: Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

 Khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật: Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng..

Như vậy, quyền có tài sản, quyền thừa kế được các văn bản pháp luật có liên quan quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, do trẻ em chưa đủ khả năng quản lý, định đoạt tài sản riêng, nên pháp luật cũng đã quy định trách nhiệm của cha, mẹ đối với con dưới 15 tuổi trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của con. Đồng thời, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ đối với con từ đủ 15 tuổi trở lên còn chung sống với cha mẹ thì có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.

1.10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

Quyền bí mật đời tư là quyền chung của mọi người, và quyền này của trẻ em cũng được pháp luật bảo vệ.

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền bí mật đời tư: “1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Điều 21 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư”.

1.11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Điều 22 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”.

Điều 41 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên, trong đó bao gồm cả trẻ em:  Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định của pháp luật thì cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sống chung với con. Như vậy, cả cha mẹ và con chưa thành niên đều có quyền sống chung, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.

Quy định này hoàn toàn phù hợp và cụ thể hóa thêm các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Theo các quy định đó thì: Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trong trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng. Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của trẻ em. Về nguyên tắc, trẻ em dưới ba mươi sáu (36) tháng tuổi phải được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người không nuôi dưỡng có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải có nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng, giáo dục con.

Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp người có thẩm quyền thực hiện pháp luật quyết định để bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Người có thẩm quyền quyết định trẻ em phải cách ly cha mẹ trong trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục đối với con chưa thành niên hoặc trường hợp cha mẹ đang thi hành án phạt tù tại trại giam thì trẻ em phải sống cách ly cha mẹ.

1.12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Điều 23 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích”.

1.13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

Điều 24 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi”.

1.14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Điều 25 Luật quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”.

1.15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Điều 26 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em”.

1.16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Điều 27 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em”.

1.17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

Điều 28 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt”.

1.18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Điều 29 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”.

1.19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Điều 30 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác”.

1.20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Điều 31 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang”.

1.21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Điều 32 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em”.

1.22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Điều 33 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em”.

1.23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Điều 34 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng”.

1.24. Quyền của trẻ em khuyết tật

Điều 35 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội”.

1.25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Điều 36 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

2. Bổn phận của trẻ em

- Đối với gia đình: Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ; học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

- Đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác: Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè...

- Đối với cộng đồng, xã hội: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình...

- Đối với quê hương, đất nước: Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước...

 

 

 

QUYỀN DÂN SỰ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

 

 1. Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của công dân

a) Cá nhân đủ điều kiện kết hôn có quyền tự do kết hôn ở Việt Nam. Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cảm trở trong kết hôn bị nghiêm cấm và bị xử lý pháp luật (dân sự, hành chính, hình sự) theo hành vi và mức độ vi phạm;

b) Pháp luật không phân biệt đối xử trong kết hôn. Cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn thì có quyền kết hôn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội, giới tính, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch. 

c) Để bảo thực chất của quan hệ hôn nhân, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân 1 vợ – 1 chồng.

2. Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân

Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về hôn nhân và tài sản:

– Vợ, chồng được tự do lựa chọn về nơi cư trú, dân tộc tộc, quốc tịch và tôn giáo. Nguyên tắc phụ thuộc nhau không áp dụng trong quan hệ hôn nhân ở Việt Nam. Đặc biệt người phụ nữ tự quyết định về nơi ở, dân tộc, quốc tịch và tôn giáo cho mình mà không phụ thuộc quyết định của người chồng. 

– Vợ, chồng đều có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Quyền đại diện của người vợ trong các quan hệ hôn nhân và gia đình là bình đẳng không bị phân biệt;

– Vợ, chồng có bình đẳng trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự và vợ chồng đang là người giám hộ. Quan niệm nội trợ và nuôi con là nghĩa vụ của người phụ nữ đã được thay thế bằng nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. 

– Vợ, chồng bình đẳng trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Pháp luật không phân biệt chức năng kinh tế do chồng hay vợ thực hiện mà đó là trách nhiệm chung của hai vợ chồng.

–Vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng đối với những tài sản riêng họ có trước khi kết hôn, tài sản họ được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, đồ dùng, tư trang cá nhân, tài sản khác theo qui định pháp luật… Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chí của chồng, vợ mình. Tuy nhiên, quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình.

– Vợ, chồng bình đẳng trong thừa kế và thừa kế di sản của nhau. Vợ, chồng có quyền để lại di sản và tự quyết định theo ý chí của mình về định đoạt di sản. Vợ, chồng cũng có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc. 

– Vợ chồng cũng phải thực hiện cấp dưỡng cho nhau khi ly hôn, trong đó một bên do điều kiện sức khỏe, không có thu nhập, tài sản để tự nuôi mình và bên kia có đủ khả năng kinh tế thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng

– Theo pháp luật Việt Nam hiện hành ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng. Vợ chồng có quyền yêu ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trường hợp người chồng có yêu cầu ly khi người vợ đang mai thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

– Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người vợ và con chưa thành niên là nguyên tắc cơ bản trong giải quyết ly hôn nhằm mục đích giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn đối với các chủ thể này;

– Công nhận nguyên tắc bình đẳng trong phân chia tài sản chung khi ly hôn (căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, tình trạng tài sản, sản xuất và nghề nghiệp của vợ chồng …);

– Pháp luật ghi nhận việc ly hôn không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con của mình mà chỉ thừa nhận sự thay đổi phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con. 

4. Công nhận và bảo vệ quyền được làm cha, làm mẹ và làm con

Quyền được làm cha, làm mẹ và làm con vừa là quyền tự nhiên và là quyền pháp lý của công dân. Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền này thông qua hai căn cứ phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ và nuôi con nuôi:

a) Đối với việc thực tế quyền làm cha, làm mẹ và làm con thông qua sự kiện sinh đẻ, pháp luật không phân biệt việc sinh con và được thừa nhận là con trong điều kiện cha mẹ không có hôn nhân hay không có hôn nhân hợp pháp. Trong trường hợp người phụ nữ đơn thân muốn thực hiện quyền làm mẹ của mình pháp luật tạo điều kiện cho chị được thực hiện quyền này bằng sinh con theo phương pháp khoa học. Đối với đôi vợ chồng không thể sinh con tự nhiên pháp luật cũng cũng tạo điều kiện quyền được sinh con theo phương pháp khoa học. 

b) Bên cạnh xác lập quan hệ cha mẹ và con dựa trên sự kiện sinh đẻ, pháp luật cũng tạo điều kiện và khuyến khích công dân thực hiện quyền làm cha, làm mẹ và con thông qua nuôi con nuôi. Quyền nuôi con nuôi là quyền mang tính chất vừa nhân đạo, vừa pháp lý đáp ứng được nhu cầu chính đáng của cả bên có nhu cầu làm cha, làm mẹ (đặc biệt đối với người vô sinh, người đơn thân, người già yếu, cô đơn không nơi nương tựa) và bên cần được làm con (đặc biệt đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự).

5. Công nhận và bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con, các thành viên khác trong gia đình

– Pháp luật ghi nhận nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các con (con trai – con gái, con nuôi – con đẻ, con trưởng – con thứ, con thừa tự hay con không thừa tự) khi tiếp nhận quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với cha mẹ;

– Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ hợp pháp hay không hợp pháp. Trong mọi trường hợp quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là không thay đổi vì yếu tố hôn nhân của cha mẹ, nhưng phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ có thể có sự khác biệt cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể trong quan hệ cha mẹ và con, quan hệ giữa cha mẹ với nhau.

– Con được hưởng các lợi ích nhân thân từ cha mẹ: Họ, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch. 

– Con có quyền được cha mẹ chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng (hoặc cấp dưỡng) khi chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Con đã thành niên đồng thời cũng có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, cô đơn, không còn sức lao động, không có thu nhập, tài sản để tự nuôi mình;

– Con có quyền sở hữu riêng độc lập với tài sản của cha mẹ đối tài sản do lao động mà có, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, tài sản khác theo qui định của pháp luật…Con từ 15 tuổi trở lên có quyền quản lý tài sản của mình hoặc ủy quyền cho cha mẹ, người khác quản lý. Mặt khác, con từ đủ 15 tuổi trở lên đã tham gia lao động, có thu nhập và sống cùng gia đình thì có nghĩa vụ đóng góp vào chi tiêu chung của gia đình;

– Cha mẹ và con bình đẳng trong thừa kế và thừa kế di sản của nhau. Họ có quyền để lại di sản và tự quyết định theo ý chí của mình về định đoạt di sản. Họ cũng có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc. 

– Quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại, cô chú bác ruột và cháu ruột được pháp luật công nhận và bảo vệ trong quan hệ giám hộ và thừa kế theo nguyên tắc thay thế khi cha mẹ và con không còn hoặc không có đủ điều kiện để tiếp nhận quyền và thực hiện nghĩa vụ cho nhau.

6. Công nhận và bảo vệ quyền được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của các thành viên trong gia đình

 Để phòng ngừa và xử lý các hành vi bạo lực trong gia đình Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến vấn đề này: Hiến pháp năm 1992 (trước đó là các Hiến pháp 1946, 1959, 1980), Bộ luật dân sự năm 2005 (trước đó là Bộ luật dân sự năm 1995), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (trước đó là Luật hôn nhân và gia đình các năm 1959 và 1986), Bộ luật hình sự năm 1999 (trước đó là các Bộ luật hình sự năm 1985 và các bộ luật hình sự sửa đổi), pháp luật về xử phạt hành chính, Luật bình đẳng giới năm 2006 và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007… đều trực tiếp hoặc gián tiếp đã qui đình quyền được bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của các thành viên trong gia đình và xử lý các hành vi vi phạm.

Theo đó, các hành vi sau đây được xác định là hành vi bạo lực gia đình:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Người có hành vi bạo lực trong gia đình sẽ bị xử lý hành chính, hình sự hoặc bồi thường thiệt hại tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Người là nạn nhân của bạo lực gia đình được pháp luật bảo vệ theo nhiều biện pháp và ngăn chặn khác nhau thông qua trách nhiệm và hoạt động của gia đình, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội, đảm bảo cho họ không tiếp tục là nạn nhân của những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín trong gia đình.

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày