Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.413.703
Truy cập hiện tại 15.781
Một số quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 01/07/2022

Ngày 10 tháng 5 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ban hành Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2022 thay thế Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, chủ khoản viện trợ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương thì chủ khoản viện trợ phải gửi hồ sơ xác nhận cho Sở Tài chính để xác nhận viện trợ và làm cơ sở để ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước, đồng thời báo cáo tình hình tiếp nhận viện trợ, tình hình thực hiện, giải ngân khoản viện trợ 06 tháng và hàng năm cho Cơ quan chủ quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo kết thúc khoản viện trợ phải gửi Cơ quan chủ quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất không quá 06 tháng sau khi kết thúc thực hiện.

Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Đối với một số dự án tài trợ có nội dung thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách hoặc triển khai tại địa bàn biên giới (bao gồm biên giới đất liền và biên giới biển), địa bàn dân tộc thiểu số, tôn giáo thì Công an tỉnh tham gia vào Ban quản lý dự án. Định kỳ 06 tháng một lần và hàng năm báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án, tình hình quản lý tài chính cho chủ dự án và Cơ quan chủ quan, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, Quy chế cũng quy định về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện như sau:

- Đối với các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định: Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ khi có các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dẫn đến thay đổi các nội dung trong Quyết định phê duyệt khoản viện trợ.

- Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh: Những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm cho chương trình, dự án trở thành một trong các trường hợp được quy định thì phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm a khoản này do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt khoản viện trợ.

Việc bán hàng hóa thuộc các khoản viện trợ được các Bên tiếp nhận viện trợ và Bên cung cấp viện trợ thỏa thuận đưa vào Việt Nam bán phải được cấp có thẩm quyền quy định quyết định đồng thời với việc phê duyệt các khoản viện trợ, trên cơ sở ý kiến đồng ý bằng văn bản của Sở Tài chính. Hàng hóa đã qua sử dụng khi được phép nhập khẩu vào Việt Nam không phải là hàng hóa thương mại, không được phép tổ chức bán đấu giá. Hàng hóa mới 100%, còn hạn sử dụng phải được tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành về bán đấu giá tài sản.

Về bàn giao kết quả thực hiện viện trợ: sau khi kết thúc, chủ dự án tổ chức nghiệm thu, đánh giá và tiến hành các biện pháp cần thiết để khai thác và bàn giao kết quả đạt được cho đối tượng thụ hưởng dự án và gửi báo cáo kết thúc dự án đến Cơ quan chủ quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày