Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 3.739
Nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030
Ngày cập nhật 22/04/2022

Ngày 08 tháng 3 năm 2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư  số 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030”. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2022.

 

Theo đó, Thông tư quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án tại các địa phương, cụ thể như sau:

1. Chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội tại địa phương về mục đích, ý nghĩa, vai trò và ích lợi của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; chi tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời hàng năm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP.

2. Chi công tác phí, chi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương, học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng xã hội học tập hiệu quả trong nước; chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết các cấp ở địa phương: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT- BTC.

3. Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc các hoạt động của Đề án; chi bồi dưỡng cho báo cáo viên/hướng dẫn viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm học tập cộng đồng (bao gồm công tác chuẩn bị, soạn bài và báo cáo); chi đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm học tập cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

4. Chi kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập, gồm: Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị triển khai kế hoạch đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC; chi điều tra nhu cầu học tập, thu thập minh chứng, chi tổng hợp số liệu, viết báo cáo đánh giá, căn cứ quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại/công nhận các mô hình học tập: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC.

5. Chi tiền điện (hoặc dầu đèn) đối với các lớp học tại Trung tâm học tập cộng đồng ban đêm; chi hỗ trợ tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập tại các Trung tâm học tập cộng đồng: Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán được giao của đơn vị để thực hiện và thanh toán theo hóa đơn thực tế phát sinh.

6. Chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục: Chi cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (sau đây viết tắt là phổ cập giáo dục): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC; đối với các học viên các lớp học xóa mù chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm: Tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục tên học phẩm, số lượng học phẩm hỗ trợ trong phạm vi danh mục hỗ trợ học phẩm đối với cấp trung học cơ sở quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc; ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa dùng chung (đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm) và chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ: Mức chi cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ; chi tiền lương đối với giáo viên thuộc biên chế dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ thuộc nhiệm vụ chuyên môn của cơ sở giáo dục đào tạo công lập: chi trả theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập; chi tiền công đối với những người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (bao gồm giáo viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đào tạo công lập và những người ngoài biên chế có đủ tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy): Mức chi tiền công theo hợp đồng lao động trên cơ sở lương tối thiểu vùng và đảm bảo tương quan với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo quy định hiện hành của nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Trong trường hợp huy động tình nguyện viên tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng này theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.

7. Chi khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày