Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 5.609
Phương pháp xây dựng và thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật
Ngày cập nhật 08/09/2021

Ngày 15 tháng 7 năm 2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BNNPTNT quy định về xây dựng, ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật sản phẩm, dịch vụ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2021.

 

Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản phẩm, dịch vụ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (sau đây gọi là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị để hoàn thành một sản phẩm, dịch vụ công trong một điều kiện cụ thể (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo đó, phương pháp xây dựng và thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định như sau:

- Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc các phương pháp dưới đây:

+ Phương pháp thống kê, tổng hợp

Căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

+ Phương pháp so sánh

Căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

+ Phương pháp tiêu chuẩn

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.

+ Phương pháp phân tích thực nghiệm

Căn cứ kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua ba phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).

- Thành phần định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

+ Định mức lao động

Định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp + Định mức lao động gián tiếp, trong đó: định mức lao động trực tiếp là hao phí lao động (quy đổi ra ngày công) hoàn thành một đơn vị sản phẩm, dịch vụ công; định mức lao động gián tiếp là định mức lao động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ.

+ Định mức vật tư

Nội dung định mức vật tư xây dựng gồm: xác định danh mục, chủng loại vật tư, vật liệu cần thiết để hoàn thành theo từng nội dung công việc tạo ra một đơn vị sản phẩm, dịch vụ công; xác định số lượng/khối lượng theo từng loại vật tư, căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư); xác định tỷ lệ (%) thu hồi vật tư, căn cứ vào đặc điểm, tính chất của vật tư để tính tỷ lệ (%) thu hồi; xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của vật tư, mô tả thông số kỹ thuật của từng loại vật tư phù hợp để thực hiện một sản phẩm, dịch vụ công.

+ Định mức máy móc, thiết bị

Định mức máy móc, thiết bị là thời gian cần thiết đối với từng loại máy móc, thiết bị để hoàn thành việc thực hiện một sản phẩm, dịch vụ công đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó: xác định danh mục, chủng loại máy móc, thiết bị; xác định thông số kỹ thuật cơ bản của máy móc, thiết bị; xác định thời gian sử dụng từng chủng loại máy móc, thiết bị: thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư, điện năng, nhiên liệu trong thời gian sử dụng); thời gian máy chạy không tải (không tiêu hao vật tư).

+ Định mức khác (nếu có).

 

Tiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày