Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 6.948
Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù;...
Ngày cập nhật 04/05/2021

Ngày 22 tháng 4 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021” năm 2021.

Theo đó, Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, sát với đặc thù của các nhóm đối tượng, tình hình thực tiễn tại các đơn vị, địa phương để Đề án được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả, thiết thực. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập từ thực tiễn triển khai Đề án; gắn các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả. Đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong những năm qua, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về sự cần thiết phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án. Các đơn vị, địa phương tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, tổ chức có liên quan, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện Đề án.

Kế hoạch cũng đưa ra nội dung và tiến độ triển khai như sau:

- Công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành: xây dựng, ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp triển khai thực hiện Đề án năm 2021; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; xây dựng Kế hoạch tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2018 - 2021.

- Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy định có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án: đối với những quy định chung về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đối với những văn bản pháp luật quy định về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng đối với phạm nhân, trại viên; đối với các văn bản pháp luật quy định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.

- Tăng cường đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: tiếp tục lựa chọn, áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức trực quan, sinh động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng, trong đó chú trọng các hình thức như: hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia; phổ biến, giáo dục pháp luật cá biệt; xây dựng và phát hành phim, phóng sự, tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật, nêu gương người tốt, việc tốt ...

- Đánh giá hiệu quả và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án: các sở, ban, ngành tổ chức đánh giá hiệu quả việc xây dựng, áp dụng mô hình điểm kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình giáo dục pháp luật đạt hiệu quả.

- Cấp phát tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án

- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng gắn với ứng dụng công nghệ thông tin: thông tin, tuyên truyền về tình hình triển khai các nhiệm vụ của Đề án nói riêng và công tác phổ biến, giáo dục pháp cho các đối tượng thuộc Đề án nói chung; tiếp tục duy trì, tăng cường đổi mới, đa dạng các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử của Công an tỉnh; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến với quy mô, nội dung phù hợp để bảo đảm yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

-Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án bằng nhiều hình thức: căn cứ tình hình thực tế, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế lập kế hoạch, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án với những hình thức phù hợp, đảm bảo tính phổ cập, thiết thực, hình thức sinh động, hấp dẫn, sáng tạo, thu hút đông đảo người tham gia, việc tổ chức cuộc thi tiết kiệm, khoa học, hiệu quả, bảo đảm đúng đối tượng tuyên truyền.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo yêu cầu thực tế của Công an các đơn vị, địa phương, bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả

- Khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án: các sở, ngành và các địa phương tích cực huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua các chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn, hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,… theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của từng cơ sở, địa phương. Phát huy vai trò của gia đình, người có uy tín trong cộng đồng, các hội, nhóm tại khu dân cư trong quản lý, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày