Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.387.603
Truy cập hiện tại 4.981
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; Sở Tài nguyên và Môi trường về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 11/03/2021

Ngày 02 tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 09 /CT-UBND về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, nhằm tiếp tục lan tỏa phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Tuyên chiến” với rác thải nhựa và tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường trên địa bàn tỉnh đồng thời triển khai Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng kế hoạch, kế hoạch tự kiểm tra về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong đơn vị, đơn vị trực thuộc và thực hiện một số các hoạt động cụ thể như sau:

- Tiếp tục phát huy, lan tỏa phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” theo nội dung tại Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/02/2019 về việc thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2019 về việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”;

- Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa,... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường;

- Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; khuyến khích nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu, phù hợp để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; vận động người thân, cộng đồng người dân hạn chế tối đa và tiến tới không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần;

- Ủy ban nhân dân thành phố Huế chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai mô hình điểm về phân loại rác tại nguồn tại các phường trên địa bàn.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là đơn vị đầu mối, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai Chỉ thị. Tổ chức phát động hưởng ứng thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”, tùy thuộc tình hình lựa chọn một địa phương tổ chức sự kiện chính vào tuần thứ 3 tháng 10 hàng năm theo đúng Kế hoạch số 34/KH-UBND. Chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai thực hiện của các đơn vị tham gia, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tổ chức hội nghị truyền thông cho cán bộ và người dân về tác hại của túi ni lông, biện pháp thu gom và sử dụng túi đựng hàng thân thiện với môi trường. Xây dựng tài liệu, tờ rơi hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn.

- Phối hợp với Sở Công thương đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần đồng thời kiến nghị các hình thức xử lý đối với các nhà phân phối, đơn vị bán lẻ không có kế hoạch hoặc không thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hạn chế sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng một số sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn tỉnh;

- Triển khai tiêu chí đánh giá doanh nghiệp “Thân thiện với môi trường” trên địa bàn tỉnh, logo để phong tặng cho các tổ chức, đơn vị không sử dụng túi ni lông sử dụng một lần.

- Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế cho vay vốn ưu đãi theo quy định đối với hoạt động thu gom và tái chế túi ni lông đã qua sử dụng, hoạt động sản xuất các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Đài Truyền thanh Huế, Báo Thừa Thiên Huế xây dựng phóng sự, các bài phỏng vấn người dân địa phương, biểu dương các điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, trong thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức, xúc tiến đầu tư hạ tầng thu gom, tái chế túi ni lông; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì tham mưu ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, tái chế túi ni lông hoặc sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tái chế chất thải chấp hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường; thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư, mô hình kinh doanh, kinh tế chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến, sự tham gia của các hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn và chất thải nhựa./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày