Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thống kê lượt truy cập
Tổng truy cập 3.388.163
Truy cập hiện tại 19.152
Sở Tư pháp thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên trên
Ngày cập nhật 19/03/2020

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 59 đối tác; trong đó đã thực thi 12 FTA, ký và chuẩn bị phê chuẩn 01 FTA, đang đàm phán 03 FTA. Việc tham gia và thực thi các FTA đem lại nhiều cơ hội to lớn đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cần vượt qua để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, đưa kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Nhằm triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ; các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh về công tác hội nhập quốc tế nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở bám sát đặc điểm, điều kiện cụ thể của tỉnh và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững, đảm bảo về quốc phòng - an ninh. Một số kết quả đạt được như sau:

Công tác ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên

Nhằm tăng cường thực hiện và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 24/11/2017 triển khai thực hiện Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tham mưu thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê về việc duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các Hiệp định FTA

Trong thời gian qua, Sở Tư pháp, cơ quan thường trực của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật đã chủ động các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do FTA mà nước ta đã ký kết và đang thực thi. Thực hiện các chuyên trang, chuyên mục bài viết về hội nhập kinh tế của tỉnh.

Xây dựng triển khai chương trình tuyên truyền, giới thiệu các Hiệp định FTA đã ký kết đến các doanh nghiệp, trong đó tập trung làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Tổ chức biên soạn, biên tập tin bài đăng tải lên trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp, nhiều nội dung tin, bài được cập nhật liên tục, thường xuyên, mang tính thời sự đáp ứng yêu cầu của người truy cập nhất là các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính. Đã thực hiện giải đáp các tình huống về thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực như: Chứng thực; hộ tịch; bồi thường nhà nước; xây dựng; giáo dục, đào tạo; giao thông vận tải; công chứng; luật sư; khám bệnh, chữa bệnh; an toàn thực phẩm; hòa giải thương mại; dược phẩm; đất đai; thành lập và hoạt động doanh nghiệp; tài nguyên, môi trường; lao động, thương binh và xã hội; trọng tài thương mại; văn hóa, thể thao; du lịch.

Thông qua các chuyên gia am hiểu pháp luật, hàng năm Sở Tư pháp đã thực hiện đặt soạn thảo, biên tập hàng trăm tình huống pháp lý liên quan quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội để tìm hiểu và vận dụng các tình huống pháp lý này vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Đồng thời, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để cung cấp cho các doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu. Bên cạnh đó, cũng đăng tải công khai, đầy đủ các bộ thủ tục hành chính và biểu mẫu liên quan đến doanh nghiệp để doanh nghiệp dễ tiếp cận và khai thác thông tin một cách kịp thời.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp; củng cố, nâng cấp các chuyên trang, chuyên mục và kiểm tra, xây dựng trang thông tin điện tử có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo tất cả các văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đều được kịp thời đưa lên Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. Đến nay, các doanh nghiệp có thể tự khai thác, sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên các Trang Thông tin điện tử này. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cập nhật dễ dàng, giúp cho doanh nghiệp chủ động nắm bắt những quy định, hướng dẫn của ngành tại địa phương, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi hơn.

Việc ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của UBND, HĐND để triển khai thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên

Công tác hoàn thiện pháp luật và thể chế kinh tế được quan tâm thực hiện tốt, đúng quy định, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương và có nội dung đảm bảo phù hợp với các quy định trong cam kết WTO của Việt Nam và các Hiệp định thương mại tự do FTA.

Sở Tư pháp đã phối hợp các sở, ban, ngành liên quan triển khai quy trình ban hành văn bản pháp luật và chính sách theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Tăng cường sự tham gia của người dân và đặc biệt là doanh nghiệp vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để vừa phù hợp với cam kết FTA, vừa đảm bảo lợi ích của tỉnh.

Về ban hành các cơ chế phối hợp: Nhằm thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả, sát với nhu cầu của doanh nghiệp, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, để đảm bảo công các mức chi cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 30/3/2018 quy định nội dung, mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 26/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 quy định nội dung, mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật: Đã phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu; thẩm định và được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật nhằm bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ về thành lập mới, sáp nhập hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; Hỗ trợ lãi suất; Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ giới hóa vào nông nghiệp; Hỗ trợ dự án; Hỗ trợ xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin ...; Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập .....

Qua rà soát cho thấy, 21 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành còn hiệu lực, các sở ban ngành đã kịp thời sửa đổi, bổ sung với quy định pháp luật hiện hành.

Đã góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giúp doanh nghiệp và công dân được thuận lợi nhanh chóng trong giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực Tư pháp. Hàng năm, Sở Tư pháp đều tổ chức từ 1 đến 2 hội nghị hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc liên quan. Riêng năm 2019, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức 02 Hội nghị.

Tham mưu lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định chuẩn hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trọng tài thương mại, hòa giải viên thương mại, quản tài viên. Công bố danh sách của các hòa giải viên thương mại, quản tài viên để các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

Tồn tại, vướng mắc

Sở Tư pháp đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp kịp thời và sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, đã phối hợp có hiệu quả với các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được giao cho công chức kiêm nhiệm; trong khi nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp ngày càng tăng, do đó, đã ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc tham mưu hỗ trợ, giải quyết và xử lý các vướng mắc, nhu cầu của doanh nghiệp.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, các văn bản luật liên quan đến doanh nghiệp có tính ổn định chưa cao, văn bản hướng dẫn thi hành chậm, nhiều văn bản còn chồng chéo, bất cập dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng.

Khả năng tiếp cận chính sách của các doanh nghiệp còn chậm nên dẫn đến lúng túng, thiếu sót trong quá trình áp dụng thực hiện.

Kiến nghị

Để công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có hiệu quả hơn, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện chủ động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cần phối chặt chẽ hơn với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày