Tìm kiếm tin tức

 

Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
Ngày cập nhật 30/09/2020

Ngày 30/5/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2019/TT-BKHCN quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2019.

 

Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành động tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại, vận chuyển và chuyển giao trái phép nguồn phóng xạ; và áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ.

Bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ kín và Pu-239 được sử dụng như nguồn phóng xạ có hoạt độ trên mức miễn trừ khai báo, cấp giấy phép (gọi tắt là nguồn phóng xạ) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Người đứng đầu tổ chức hoặc cá nhân có nguồn phóng xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ. Việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ được thực hiện trong suốt vòng đời của nguồn đến khi nguồn phóng xạ đạt mức miễn trừ khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn nguồn phóng xạ phải được xem xét từ giai đoạn lập hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ để đảm bảo các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau, không gây ảnh hưởng xấu đến nhau.

Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ được chia thành 04 mức A, B, C, D, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn tác động đến con người và môi trường. Trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất.

Thông tư quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sử dụng, lưu giữ, vận chuyển nguồn phóng xạ. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện có đối tượng tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ hoặc có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, phá hoại nguồn phóng xạ thì phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục; trong vòng 8 giờ kể từ khi phát hiện vụ việc, thông báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc và Cơ quan công an nơi gần nhất; trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sự việc phải gửi báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan nêu trên. Các biện pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp xảy xa sự cố trong quá trình vận chuyển nguồn phóng xạ.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày