Tìm kiếm tin tức

 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
Ngày cập nhật 11/09/2020

 

Đề cương giới thiệu

Tình hình thực thi Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

 

          A. THÔNG TIN CHUNG

Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc, nằm tại Đông Nam Á, có diện tích 331.212 km2, 92,7 triệu dân (năm 2016) và được chia thành 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

I. Khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền con người ở phạm vi quốc gia

1. Quyền con người, quyền công dân luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam kịp thời được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, trong đó bao gồm các nội dung về quyền con người, quyền công dân. Nghiêm cấm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

2. Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013. Việc thông qua bản Hiến pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực. Hiến pháp năm 2013 có quy định một chương riêng về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó ghi nhận cụ thể, đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị. Điểm mới so với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 không cho phép các văn bản dưới luật được đưa ra các quy định hạn chế quyền con người và ngay cả luật của Quốc hội cũng không được đưa ra các hạn chế  quyền con người với bất kỳ lý do nào khác, ngoài các lý do được Hiến pháp quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14 Hiến pháp).

3. Để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã tiến hành rà soát hơn 100.000 văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản liên quan. Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 6 năm 2017, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 81 luật, pháp lệnh, trong đó, nhiều luật quan trọng về quyền con người đã được ban hành mới như Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự  năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

4. Những thành tựu to lớn về lập pháp và tổ chức thi hành pháp luật mà Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới chính là yếu tố bảo đảm quan trọng về pháp lý để mọi người có cơ hội và điều kiện thuận lợi thụ hưởng quyền con người.

II. Thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người

5. Việt Nam cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này được thể hiện rõ tại Hiến pháp, Luật Điều ước quốc tế và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong công tác xây dựng pháp luật, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước  quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 5, Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp (Điều 6 Luật Điều ước quốc tế).

6. Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người và một số Nghị định thư của các Công ước này. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia nhiều công ước quốc tế khác có nội dung liên quan đến việc ghi nhận, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

7. Việt Nam nghiêm túc thực hiện cơ chế kiểm định kỳ phổ quát (UPR); tích cực tham gia vào nhiều cơ chế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người như Hội đồng nhân dân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018; chủ động đối thoại về quyền con người với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới…

8. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị về quyền con người thông qua các cơ chế bảo vệ quyển con người của Liên hợp quốc. Việt Nam đã có bình luận chính thức đối với các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền năm 2002 tại Tài liệu số CCPR/CO/75/VNM/Add.1 ngày 05/8/2002 và Tài liệu số CCPR/CO/75/VNM/Add.2 ngày 24/7/2003. Từ thời điểm đó đến nay, mặc dù còn nhiều thách thức trong việc thực thi Công ước. Báo cáo này, Nhà nước Việt Nam đã chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ và bảo đảm tốt hơn các quyền dân sự, chính trị phù hợp với các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền và điều kiện phát triển thực tế tại Việt Nam.

9. Kết quả triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền đã được phản ánh một phần trong các Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế UPR và các Công ước quốc tế về quyền con người  khác mà Việt Nam là thành viên (như được trích dẫn tại Báo cáo). Trong Báo cáo này, thông tin về tình hình thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền được lồng ghép với nội dung báo cáo về việc thực hiện các Điều cụ thể của Công ước.

10. Ngoài ra, Việt Nam đang nghiên cứu khả năng gia nhập một số Công ước về quyền con người, chẳng hạn như Công ước chống mất tích cưỡng bức (CPED), Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của người lao động di cư và các thành viên gia đình của họ (ICRMW). Đối với việc nhập các Nghị định thư không bắt buộc của Công ước, Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét trong thời gian tới.

III. Thách thức đối với việc thực thi Công ước

1. Do hoàn cảnh lịch sử, trong một thời gian dài, Việt Nam là quốc gia kém phát triển, phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước mà hậu quả là nền kinh tế kiệt quệ, môi trường bị tàn phá, nguồn lực bị hạn chế, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiều mục tiêu tốt đẹp trong chính sách xã hội liên quan đến quyền con người. Với những kết quả phát triển kinh tế - xã hội tích cực trong thời gian gần đây, Việt Nam đã nổ lực từng bước đẩy mạnh việc tôn trọng, bảo vệ và bản đảm quyền con người. Do mới thoát khỏi nhóm quốc gia nghèo và lạc hậu, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nên Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực của đất nước còn hạn chế trong khi đó lại phải phân bổ sử dụng cho việc thực hiện rất nhiều nhu cầu khác về kinh tế - xã hội trong đó có việc bảo đảm quyền con người.

2. Mặc khác, khuôn khổ pháp luật về quyền con người ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật còn hạn chế do đây là vấn đề cần có sự đầu tư lớn và nhiều thời gian. Trong bối cảnh đó, các điều kiện cần và đủ để đảm bảo pháp luật đi vào cuộc sống một cách hiệu quả không phải lúc nào cũng được đảm bảo đầy đủ đã ảnh hưởng tới việc đạt được những mục tiêu đề ra. Hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện hiệu quả pháp luật và Công ước.

3. Do mức độ phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân cư, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ và bảo đảm các quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội. Những rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, mà đối tượng chịu tác động nặng nề nhất chính là các nhóm yếu thế, vẫn là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Do thiếu hụt nguồn lực, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện nay còn khiêm tốn đã gây ảnh hưởng đến việc hưởng thụ đầy đủ các quyền của người dân.

4. Giáo dục về quyền con người, quyền công dân trong các cấp học, mặc dù đã được quan tâm và đẩy mạnh nhưng so với yêu cầu vẫn còn khoản cách nhất định. Nội dung giảng dạy về quyền con người nói chung và các quyền cụ thể còn đơn giản và chưa phù hợp với cấp học và độ tuổi, phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, nội dung các quy định pháp luật.

5. Một số phong tục, tập quán lạc hậu đang tồn tại đã cản trở phụ nữ và một số đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số trong việc chủ động bảo vệ các quyền của chính mình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, bạo lực trong gia đình vẫn tồn tại, nhất là ở những nơi có trình độ dân trí thấp. Những vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng đến từng người dân trong việc hưởng thụ các quyền mà còn là thách thức đối với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

6. Những biến động của tình hình khu vực và quốc tế như các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang tại một số khu vực, chủ nghĩa cực đoan, khủng bố diễn ra nhiều nơi trên thế giới, suy thoái kinh tế, công nghệ thông tin phát triển với tốc độ cao…đang có những tiêu cực tới Việt Nam. Những thách thức này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi người dân mà còn làm phân tán nguồn lực của đất nước, làm giảm hiệu quả các chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển quyền dân sự, chính trị.

B.BÁO CÁO VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Kết luận quan sát số 5, 11 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 2, Điều 26)

1. Các quyền dân sự và chính trị cảu mọi người theo Công ước được quy định đầy đủ tại Hiến pháp, các luật của Quốc hội và được cụ thể hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

          2. Để tạo điều kiện cho phụ nữ và các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương như người khuyết tật, trẻ em, người nghèo, người dân tộc thiểu số…được thụ hưởng đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, Việt Nam có quy định dành riêng cho các đối tượng này trong các văn bản như Bộ luật Lao động; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Người khuyết tật; Luật Trẻ em….

          3. Hành vi xâm phạm các quyền dân sự, chính trị thì tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật; những người bị thiệt hại có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu của người dân theo thủ tục và trong thời hạn pháp luật quy định.

          4. Quyền khiếu nại, tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân cũng được bảo đảm bằng các quy định tại Hiến pháp (Điều 30), Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Từ năm 2012 đến năm 2016, các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết 199.567 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trong tổng số 237.168 vụ việc (đạt trên 84%). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã khôi phục quyền lợi cho 13.617 công dân với số tiền 512 tỷ đồng và 418,6 ha đất.

          5. Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của Công ước và pháp luật về quyền con người, trong đó có Đề án  “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 – 2020”, Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân…..Nội dung đào tạo pháp luật về quyền con người được đưa vào chương trình đào tạo, giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo. Đặc biệt, chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công tác có liên quan đến quyền con người.

          6. Pháp luật Việt Nam có quy định về các cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu xem xét khả năng thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia theo khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền trên cơ sở xem xét sự phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, tiến trình cải cách pháp luật và tư pháp và các điều kiện đảm bảo của Việt Nam.

          II. Kết luận quan sát số 14 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 3)

          1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới và việc đảm bảo thực hiện bình đẳng giới được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có:

          - Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau (Điều 90);

- Luật Giáo dục quy định mọi công dân, không phận biệt nam nữ, đều bình đẳng về cơ hội học tập (Điều 10);

- Để đảm bảo tỷ lệ đại diện hợp lý của nữ giới trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định phải bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ (Điều 8, Điều 9);

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ghi nhận nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình (Điều 3).

2. Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận,  cụ thể, theo xếp hạn năm 2015 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình  đẳng giới  (GII), Việt Nam xếp thứ 60/188 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010.

3. Tỉ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV (2016-2021) đạt 26,72%. Phụ nữ  đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước và xã hội như  01 Chủ tịch Quốc hội, 01 Phó Chủ tịch Quốc hội, 01 Phó Chủ tịh nước, 01 Bộ   trưởng, 02 Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, 01 Trưởng ban của Quốc hội. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đánh dấu sự kiện quan trọng là lần đầu tiên Việt  Nam có nữ Chủ tịch Qu ốc hội và là nhiệm kỳ có tỷ l  nữ ứng cử viên sau vòng  hiệp thương 3 cao nhất so với một số nhiệm kỳ gần đây, đạt 38,79%. Tính đến tháng 12/2016, có 12/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ  lãnh   đạo chủ  chốt, chiếm tỷ lệ 40%;  16/63  địa phương có nữ đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chiếm tỷ lệ 25,39%.

4. Trong giai đoạn 2011 - 2015, lao động nữ được giải quyết việc làm chiếm 48% tổng số việc làm được tạo ra của cả nước. Năm 2014, tỷ lệ  nữ làm chủ doanh nghiệp,   giám đốc  là  24,9% (tăn   0,5% so v  i năm 2013). Theo Báo cáo quốc gia kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, tỷ số  chênh  lệch  về tiền  lương giữa nam và nữ trong khu vực phi  nông  nghiệp đã được thu hẹp xuống mức 106,7% vào năm 2014.

5. Năm học 2014 – 2015, chương trình xóa mù chữ đã thực hiện xóa mù chữ cho 27.512 người, trong đó có 18.557 nữ (chiếm 67,52%), người dân tộc thiểu số là 18.557 người với nữ dân tộc thiểu số là 11.305 người (chiếm 60,92%). Việc đào tạo sau đại học đối với nữ ngày càng được chú trọng và nâng cao.

  6.Việt Nam đã triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn  nhân, giảm thiểu bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nhiều mô hình mới đã được triển khai thực hiện như Trung tâm hỗ trợ kết hôn, Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, Ngôi nhà bình  yên… ban đầu đáp ứng nhu cầu của các nhóm phụ nữ. Ngoài ra, Đề án phòng ngừa ứng phó với bạo lực  trên cơ sở giới  giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện trong thời gian tới.

          III. Kết luận quan sát số 7, 15 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 6)

          1.Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật (Điều 19 Hiến pháp). Quy định này của Hiến pháp được thể hiện cụ thể tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau theo hướng phòng ngừa hạn  chế xâm phạm tính mạn con người, xử lý nghiêm các hành vi này và giảm áp dụng hình phạt tử hình.

          2.Việt Nam hiện đang nghiên cứu khả năng tham gia Công ước về chống mất tích cưỡng bức.

          3.Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong các hình phạt áp dụng  đối với người phạm tội. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã xác định rõ tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội   phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định. Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi theo hướng giảm hình phạt tử hình, thể hiện ở một số nội dung sau:

          - Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ tử hình ở 08 tội danh . Như vậy, hình phạt tử hình tại Bộ luật Hình sự này được quy địn đối với 18 tội danh trong số 314 tội danh (chiếm tỷ l 5,73%) thuộc 07/14 nhóm tội phạm, giảm 11 tội danh (gần 6%) so với Bộ luật Hình sự năm 1999 và  giảm 4 tội danh (gần 3%) so với Bộ luật Hình sự (sử đổi năm 2009).

          -Ngoài người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang  nuôi   on dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử như quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung quy định người đủ 75 tuổi trở lên  khi phạm tội hoặc khi xét xử cũng không bị áp dụng hình phạt tử hình.

          -Ngoài trường hợp người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi như quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999,  Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung02 trường hợp bị kết án tử  hình nhưng không bị thi hành mà chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân, đó là : (a ) người bị kết  án là  người từ đủ 75 tuổi trở lên; (b) người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham  ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

         4. Nhằm đảm bảo tín nhân đạo, việc thi hành án tử hình đựợc chuyển từ  hình thức bắn sang tiêm thu  độc từ ngày 01 tháng  07 năm 2011. Hình thức và  trình tự thi hành án tử hình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

          5.Từ năm 2002 đến năm 2016, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách  nhằm đảm bảo việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong thời kỳ thai sản đã được   quan tâm đặc biệt, trong khi tỷ lệ tránh thai đạt 75,7% trên toàn quốc. Theo ước tính của các tổ chức Liên hợp quốc, tỷ số tử vong mẹ ở Việt Nam đã  giảm từ 61/100.000 trẻ đẻ sống  vào năm 2005 xuống còn 54/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam có tốc độ giảm tử vong mẹ nhanh so với nước trong khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều giữ địa phương.

          6. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 là giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống. Số lượng thống kê cho thấy, tỷ số phá thai giảm từ 19/100  trẻ đẻ sống  (năm 2012) xuống  còn 16,9/100 trẻ đẻ sống  (năm 2016). Như vậy, Việt Nam đã giảm tỷ lệ phá thai xuống thấp hơn mức chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch. Tỷ lệ  tai biến do phá thai cũng đã giảm từ 0,5% (năm 2015) xuống còn 0,45% (năm 2016).

         7. Việt Nam đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên    quốc gia từ ngày 8 tháng  6 năm 2012; Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em từ ngày 29 tháng 12 năm 2011, và Công ước số 29 của Tổ chức Lao động quốc tế về chống lao  động cưỡng bức từ ngày 5 tháng 3 năm 2007. Tính từ năm 2011 đến năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 934 vụ về  tội mua bán người; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Từ năm 2011đến năm 2016, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý để xét xử theo thủ tụ sơ   thẩm 1.193 vụ và đã xét xử 1.130 vụ đối với tội phạm mua bán người. Công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống mua  bán người đã được  thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp  phon  phú, đa dạng . Trong  giai đoạn  2011 – 2015, địa phương đã tổ chức gần 250.000  cuộc truyền  thông cộng   đồng cho trên 15 triệu lượt người tham dự; cấp phát trên 150.000 cuốn tài liệu các loại; thực hiện gần 150 chuyên đề, chuyên mục và phim phóng sự liên quan đến công tác   này… Năm 2016, là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức “Ngày toàn dân phòng, chống    mua bán người”  nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống mua bán người. Nạn nhân bị mua bán (tùy theo nhu cầu, nguyện vọng của nạn nhân) được tiếp nhận và lưu trú tạm thời tại Trung tâm bảo trợ Xã hội hoặ Cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Tại Việt Nam, có trên 400 Trung tâm Bảo trợ xã hội do ngành L o động – Thương binh  và  Xã  hội quản lý và 03 cơ sở hỗ trợ nạn nhân của Hội Liên hiệp  phụ nữ Việt Nam cùng với các Tổ chức quốc tế thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân. Trong  giai đoạn 2011-2015, có 2.213 nạn nhân bị mua bán đã được hỗ trợ trở về hòa nhập cộng đồng, chiếm tỷ l 58%, trong đó 2.173 nạn nhân là nữ giới (chiếm 98,2%); độ tuổi dưới 16 chiếm 199 người (chiếm 9%); số nạn nhân được  trao trả song phương chiếm 51%, được giải cứu chiếm 21%, tự trở về chiếm 28%. Bên cạnh   đó, nạn nhân được hỗ trợ các dịch vụ liên quan như trợ cấp khó khăn ban đầu, học nghề, tạo việc làm, vay vốn, khám chữa bệnh, tư vấn tâm lý và trợ giúp pháp lý… với tổng kinh phí hỗ trợ gần 5 tỷ đồng. Một số mô hình hỗ trợ nạn nhân  ở địa phương được đánh giá cao về tính hiệu quả và thực tiễn như mô hình Nhóm tự lực, mô hình kết hợp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với  phòng, chống mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS…Việt Nam đã triển khai xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, tổng điều   tra, rà soát tội phạm mua bán người như tổ  chức 130 khóa tập huấn liên ngành theo  chuyên đề cho gần 6.000 cán bộ liên quan; tổ chức trên 100 lớp tập huấn cho gần 3.000 lượt cán bộ Bộ đội biên phòng, cán bộ kiêm nhiệm làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mua bán người, tiếp nhận nạn nhân...

          IV. Kết luận quan sát số 8 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 9)

          1.Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể;... không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định” (Điều 20). Nguyên tắc hiến định này đã được cụ thể hoá tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự...

          2.Việt Nam không có nơi giam giữ người tị nạn và trên thực tế chưa có       trường hợp nào xin tị nạn tại Việt Nam.  Đối với các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý hành chính và yêu cầu xuất cảnh khỏi Việt Nam. Nhữn người này không bị  giam giữ, tra tấn hay đối xử hà khắc.

          V. Kết luận quan sát số 12, 13 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 10)

          1. Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Hiến pháp và được cụ thể hóa tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như:

          - Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữ . Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất,  tinh thần và  phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét  xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật (Điều 31 Hiến pháp).

          -Bộ luật tố tụng hình sự  cũng đã quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc tôn trọng  và bảo vệ  quyền  con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân như bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; bảo đảm quyền được bồi thường của  người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó  có người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án oan, trái pháp luật (Điều 10, 16 và 31)…

          -Luật thi hành tạm giữ, tạm giam được  ban hành  vào năm 2015 với  nhiều quy định nhằm bảo đảm quyền của  người bị tạm giữ, tạm giam, trong đó đã bổ sung thêm nhiều quyền như quyền được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình; được thực hiện quyền bầu cử, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của  pháp luật; được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam… (Điều 9). Ngoài ra, người bị tạm giữ, tạm giam cũng được bảo đảm các chế độ nơi tạm giữ, tạm giam chế độ ăn, mặc, ở; quyền được giáo dục, đào tạo; quyền được khám, chữa bệnh; quyền được khiếu nại, tố cáo; quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền được gặp thân nhân, người bào chữa (trừ nhữn trường hợp ngoại lệ rất hạn hẹp theo luật định).

          2. Tính đến năm 2016, Việt Nam có 53 trại giam, 82 trại tạm giam, 734 nhà tạm giữ và 224 buồng tạm giữ; trong đó:

          - Trại giam là cơ quan thi hành án tù có nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm n ân (Điều 16 Luật thi hành án hình sự).

          - Trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng là nơitổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam (Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam).

            3. Chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam là đảm bảo di cư hợp pháp, an toàn và thường xuyên; phòng, phòng, chống di cư bất hợp pháp, bảo vệ   các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong suốt quá trình di cư. Tính đến năm 2016, có hơn 4,5 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại  hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có gần 127.000 lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài tại khoảng 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vẫn có một số ít công dân Việt Nam vượt biên trái phép hoặc nhập cảnh và cư trú trái phép tại nước ngoài vì mục đích kinh tế. Việt  Nam đã và đang hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề này; phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại tiến hành nhận trở lại nhữn người này, giúp họ sớm ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộn đồng sau khi trở về. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi  hơn  cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, thủ tục xuất, nhập cảnh  đã được cải cách như mở rộng đối tượng được miễn thị thực (từ 07 nước lên 13 nước); nâng thời hạn thị thực; miễn thị thực cho thành viên tổ bay của 17 nước, vùng lãnh thổ trên nguyên  tắc có đi có lại; thực hiện thí điểm cấp thị thự điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam…

          4. Trục xuất là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính (  Điều 21 và 27). Trục xuất cũng được xác định là một hình phạt chính hoặc bổ sung trong Bộ luật Hình sự (Điều 32). Theo quy định này, trục xuất chỉ được áp  dụng  đối với đối tượng là người nước ngoài  có  hành vi vi  phạm hành chính tại Việt Nam hoặc người nước ngoài bị kết án hình sự . Từ năm 2011 đến tháng 02/2016,  các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thực hiện trục xuất hình sự 54 người theo  quyết định của Toà án; trục xuất 167 người theo thủ tục hành chính. Đa số người phạm tội bị Tòa án tuyên hình phạt trục xuất đều tự giác chấp hành rời khỏi Việt  Nam,  cơ quan Công án chưa phải tiến hành cưỡng chế trường hợp nào mà chỉ hỗ trợ giải quyết các thủ tục xuất cảnh.

          VI. Kết luận quan sát số 8, 9, 10 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 14)

          1. Hiến pháp có nhữn quy định mang tính nguyên tắc đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Theo đó, các Điều 31 và 103 Hiến pháp quy định:

            -Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi  được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa  án đã có hiệu lực pháp luật.

            - Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

          - Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

          - Người bị bắt, tạm iữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

          -Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán,  Hội thẩm.

          2. Việt Nam  không có toà án dựa trên luật tục hoặc toà án tôn giáo.

          3. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể về quyền  được trợ giúp pháp lý. So với Luật Trợ  giúp pháp lý năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý (từ 06 diện người lên 14 diện người).

          4. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã có quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự (Điều 18 và 20), cơ quan giải quyết bồi thường (các Điều 34, 35 và 36), thủ tục giải quyết bồi thường... So với Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã sửa  đổi thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo hướng rút ngắn thời hạn giải quyết (giảm từ 95 ngày – 125 ngày xuống còn từ  41 ngày – 71 ngày).

          5. Tính từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 3 năm 2015, các luật sư đã tham gia tố tụng hơn 87.604 vụ, việc, trong đó có 42.342 vụ án hình sự. Trong năm 2016, luật luật sư tham gia hoạt động tố tụng là trên 23.670 vụ. Đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số trú  ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó  khăn và  một số  đối tượng khác trong xã hội không có điều kiện thuê luật sư, từ  năm 2007 - 2016, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã tham gia bào chữa trong 51.721 vụ. Đặc biệt, 100% các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đều có luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia.

          6.Việt Nam không áp dụng nguyên tắc hồi tố pháp luật hình sự, trừ trường  hợp điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành  vi phạm tội đã  thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành (khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự).

             7. Việt Nam có hệ thống cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch từ trung ương xuống tới huyện, xã với các thủ tục  đăng  ký  hộ tịch  đơn  giản, giải quyết nhanh gọn. Tỉ lệ đăng ký khai sinh hiện nay đạt 95% đến 98%  đối với đồng bằng , 85% đối với miền núi...Chương trình động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch  giai đoạn 2017 – 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm bảo   đảm các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài được đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật; nâng cao tỷ lệ đăng ký hộ tịch, tập trung vào tỷ lệ đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử; bảo đảm mọi người dân đều được cấp giấy tờ hộ tịch (đặc biệt là cấp “ giấy khai  sinh”, “trích lục khai   tử”), có đầy đủ nội dung, phù hợp với thông lệ quốc tế.

             8. Quyền được bảo vệ đời sống riêng tư  của công dân được quy định tại Hiến pháp, theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng  tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn (Điều 21). Để bảo vệ quyền riêng tư, pháp luật Việt Nam quy định nhiều cơ chế khác nhau, trách nhiệm pháp lý của người vi phạm để xử lý trường hợp vi phạm.

             9. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở cũng đã được khẳng định rõ tại Hiến   pháp. Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý (Điều 22). Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp trong các văn bản pháp luật như:

             - Bộ luật dân sự quy địn rõ “Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy  định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiếnhành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy địn ” (Điều 46).

             - Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thủ tục và thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính(Chương II)… Theo đó, việc khám phải do người có thẩm quyền tiến hành, phải có người làm chứng và phải lập biên bản. Riêng biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có quyết định bằn văn bản, trừ trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Chỉ một số người thi hành công vụ được quy định cụ thể trong Luật mới được tiến hành khám khi chưa có quyết định nhưng phải  báo cáo thủ trưởng trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

             -Bộ luật hình sự có quy định về biện pháp, chế tài xử lý hình sự đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158).

             - Bộ luật tố tụng hình sự khẳng định không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng  tư , bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân (Điều 12).

 

             VII. Kết luận quan sát số 16, 17 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 18)                                                                                                       1.Hiến pháp quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24). Nguyên tắc hiến định này tiếp tục được khẳn định tại Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, Luật này cũng đã bổ sung quy định về tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tôn chức tôn giáo trực thuộc. Theo đó, tổ chứ tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Điều 30).

           2.Pháp  luật  Vi ệt Nam quy định việc tham gia nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân (Điều 45 Hiến pháp) và hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân  sự bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự). Do đó, ở Việt Nam không có người từ chối phục vụ quân đội vì lý do lương tâm, tín ngưỡng, tôn giáo.

          3. Việt  Nam là  một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài và các tôn giáo được hình thành trong nước. Có    95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có khoảng 24,3 triệu tín đồ (so với khoảng 20 triệu người năm 2009), gần 83.000 chức sắc. Tính trên cả nước có khoảng 27.900 cơ sở thờ tự và 53 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Quyền tự do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của những người theo giáo được tôn trọng và bảo đảm.Hàng năm, có khoảng 8.500 lễ  hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hiện nay ở Việt Nam có 41 tổ chức thuộc  15 tôn giáo đã được Nhà nước Việt Nam công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài  nước theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo Việt Nam nếu có nhu cầu sẽ được Nhà nước cấp đất sử dụng vào mục đích tôn giáo và không phải nộp thuế sử dụng đất. Thời gian qua chính quyền các cấp đã cấp đất có diện tích lớn cho nhiều tổ chức để sử dụng vào mục đích tôn giáo, như cấp15 đất để xây  dựn Trung tâm hành hương La Vang tại tỉnh Quảng Trị, giao 7.500m2 đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh Thần học, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam được cấp 6000m2 để xây trụ sở mơi…

          VIII. Kết luận quan sát số 18 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 19)

             1.Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí  (Điều 25). Nguyên tắc hiến định  này đựợc cụ thể hóa tại nhiều luật do Quốc hội  ban hành như Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật công nghệ thông tin, Luật tiếp cận thông tin... Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định hướng dẫn quy  định của các luật này.

             2.Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng. Nhà   nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản (Điều 13 Luật báo chí,  Điều 5 Luật xuất bản). Nhà báo có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình (Điều 25 Luật báo chí). Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin (Điều 38 Luật báo chí).

            3. Đến hết tháng12/2016, hệ thống báo chí Việt Nam, gồm báo hình, báo    nói, báo in và báo điện tử, có 18.600 nhà báo được cấp thẻ hành nghề cùng hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên kỹ thuật và nghiệpvụ hoạt  động  trong  826 cơ quan báo chí in, 162 cơ quan báo chí điện tử, 66 đài phát thanh và truyền hình với 182 kênh quản bá. Sóng phát thanh đã phủ sóng 98% diện tích lãnh thổ và  99,5% dân; sóng truyền hình phủ sóng 95% lãnh thổ Việt Nam, so với mức chỉ 85% năm 2008.

             4. Hiện Việt Nam có 63 nhà xuất bản (năm 2009 chỉ có 55 nhà xuất bản), với tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm là 5-10%. Năm 2016, ngành xuất bản Việt Nam tại Việt Nam xuất bản hơn 30.000 cuốn với khoảng 400 triệu bản có nội dung  phong  phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân.

           5. Tính đến tháng 12/2016, số người dùng Internet ở Việt Nam là gần 50 triệu người (so với 39,8 triệu năm 2014 và 30,8 triệu người năm 2012), chiếm  trên 53% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 46,64%). Năm 2015, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vự Đông Nam Á (sau Indonesia) và thứ 6 tại Châu Á về số lượng  người sử dụng Internet. Tính chung cả nước có gần 35 triệu người sử dụng Facebook.

             IX. Kết luận quan sát số 21 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 21)

             1.Hiến pháp khẳn  định  “Công dân có quyền tự do hội họp, lập hội, biểu   tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Thể chế có quy định này của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thúc đẩy, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do hội họp, biểu tình.

            2. Những người  có hành vi dùng  vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ  đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp thì cóthể bị xử lý hình sự về tội xâm phạm quyền hội họp của công dân theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung 01 tội danh mới là  tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167) để xử lý người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền biểu tình.

             3.Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng đã có quy định về việc tập trung đông người ở nơi công cộng, các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, thẩm quyền áp dụng các biện pháp này. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng xâm hại đến lợi ích của Nhà  nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 8, 13). Nhằm cụ thể hóa quy định của khoản 2 Điều 14 và Điều 25 Hiến pháp, dự án Luật Biểu tình cũng đang trong quá trình xây dựng để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp,  bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân.

          X. Kết luận quan sát số 20 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 22)

            1. Hiến pháp quy định “Công dân có quyền … lập hội. Việc thực hi n các  quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Nguyên tắc hiến định này đã được  cụ thể  hóa và đảm bảo thực hiện bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật lao động, Luật Công đoàn, Bộ luật Dân sự, Sắc lệnh số 102/SL/L004     ngày 20/5/1957 quy định quyền lập hội, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định s 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ)... Dự án Luật về Hội hiện đang đựợc xây dựng nhằm bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền lập hội theo quy định của Hiến pháp và  đáp  ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

          2. Các hội ở Việt Nam phát triển đa dạng với quy mô, phạm vi và tính chất hoạt động khác nhau. Về số lượng, ở Việt Nam hiện có khoảng 67.627 hội, trong đó có 506 hội hoạt động trong phạm vi cả nước (tính đến tháng 07/2016).  Nhìn chung, các hội đã có nhiều đón góp vào quá trình  xây dựng và phát triển đất nước; thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với cơ quan chính   quyền, qua đó phản ánh nguyện vọng của hội viên, hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất kin  doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư vấn về sản xuất và thị trường… Hoạt động của các hội cơ bản tập trung vào lĩnh vực xã hội, nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là cung ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực như  giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương. Tính đến tháng 12 năm 2016, Việt Nam có 710 Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 48 Công đoàn khu  công  nghiệp; 361 Công đoàn ngành địa phương; 125.560 Công đoàn   cơ sở với 9.636.417 đoàn viên công đoàn. So với năm 1990 số lượng tăng hơn 5 triệu đoàn viên.

             3. Hiến pháp khẳng định nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (Điều 36).

             4.Trên thực tế, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở  một  số vùng dân tộc thiểu số. Trước tình hình đó,, vào tháng  04/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề  án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn  nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số  giai đoạn 2015 - 2025” với mục tiêu là phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số .

          5. Tại Việt Nam, việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có) (Điều 9 Luật quốc   tịch Việt Nam).

          6. Hiến pháp quy định “Trẻ em được Nhà nước,gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Điều 37). Quy định này của Hiến pháp đã được cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Bộ luật Dân sự;  Luật trẻ em; Luật giáo dục; Luật khám bệnh, chữa bệnh...

          7. Quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em được bảo đảm trên thực tế. Từ năm 2007 đến hết năm 2016, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 46.831 lượt đối tượng là trẻ em không nơi nương  tựa. Một điểm mới đáng ghi nhận của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 là đã mở  rộng  đối tượng trẻ em được trợ giúp pháp lý từ trẻ  em không nơi nương tựa thành mọi trẻ em; bổ sung người bị  buộc tội từ đủ  16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính là đối tượng được trợ giúp pháp lý.

         

          8.Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích    trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024, Chương trình bảo vệtrẻ em giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020... hướng tới thực hiện mục tiêu tổng quát là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện để thực hiện tốt hơn quyền của trẻ em; từng bứoc giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống  giữa các nhóm trẻ em; nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.

          9. Hiến pháp quy định“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định ” (Điều 27).

          10. Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa  XIV và  đại biểu Hội đồng  nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 với tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 ng ười (đạt 99,35%) đã cho thấy người dân ngày càng ý thức rõ hơn  về quyền bầu cử của mình và khẳng định sự quan tâm của người dân vào đời sống chính trị, trách nhiệm công dân và vai trò quan trọng của mình trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

          11.Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực thể chế hóa các chính sách về công bằng xã hội để bảo đảm mọi  công  dân được tiếp cận và hưởng thụ các loại  dịch vụ công, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xo đói, giảm nghèo; hoàn thiện pháp luật về ưu đãi xã  hội đối với đối tượng chính sách, về bảo vệ người tiêu dùng; hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm an  sinh xã hội...

          12. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp như  mở rộng đối thoại giữa chính quyền địa  phương với người dân thông qua gặp gỡ trực tiếp hoặc trực tuyến; thực hiện chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”,    “Dân hỏi lãnh đạo trả lời”; tổ chức các cuộc khảo sát sự hài lòng của công dân đối với các dịch vụ hành chính công. Theo Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2016 cho thấy cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ  hành chính công đang có những bước tiến triển tốt. Bên cạnh đó, chất lượng cung ứng dịch vụ công và mức độ hài lòng đối với dịch vụ công,  đặc biệt là các dịch vụ y tế công lập và giáo dục tiểu học công lập, an ninh, trật tự ở phần lớn các tỉnh, thành phố  ở Việt Nam đã có cải thiện đáng kể so với 5  năm trước đó.

          XI. Kết luận quan sát số 19 của Ủy ban Nhân quyền (Điều 27)

1. Tại Việt Nam hiện có 53 dân tộc thiểu số  với dân số 13.386.330 người, chiếm 14,33% dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam dành nhiều ưu tiên trong    thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng  đồng bào dân tộc thiểu số với hơn 154 chính sách, được quy định tại 243 văn bản.

          2. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được triển khai tích   cực trên địa bàn vùng dân tộc đã mang lại kết quả tốt, góp phần xoá đói giảm nghèo nâng cao một bước đời  sống  của  đồng  bào. Các  chính sách  phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, trong đó có chính sách giao đất, giao rừng để đồng bào phát triển cây trồng và chăn nuôi đã mang lại những lợi ích thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm,  đồng thời hỗ trợ đồng bào thực hiện quyền phát triển của dân tộc mình. Tính đến năm 2015, cứ 100 hộ dân tộc thiểu  số thì có 46,7% nhà kiên cố, 43,7% nhà bán kiên cố và 9,6% nhà tạm. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi cuối năm 2015 khoảng 16,8%. Đến năm 2016,  tỷ lệ hộ theo chuẩn nghèo tiếp cận đa  chiều vùng dân  tộc và  miền  núi giảm  khoảng 2% so với năm 2015, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

          3. Năm 2011 và năm 2016, Chính phủ đã lần lượt phê duyệt Đề án“Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”. Hiện nay tỷ lệ hộ dân được nghe đài, phát thanh đạt 90%, tỷ lệ  được xem truyền hình  đạt  hơn 80%. Người dân tộc thiểu số ở tất cả các vùng miền được tham gia hoạt động văn hóa mang bản sắc các dân tộc, nhiều chương trình phát bằng tiếng dân  tộc  thiểu  số  như:  Mông,  Ê đê,  Chăm,  Khmer  ...  Nhiều di  sản  văn hóa dân tộc được công nhận là di sản văn hóa  cấp quốc gia; Tổ  chứ  UNESCO đã  công nhận một số  di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là di sản văn hóa thế giới như : “Không gian văn hóa  Cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa Mỹ Sơn”...

          4. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào lĩnh vực chính trị ngày càng tăng. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trúng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016 –  2021 chiếm 17,4% tổng số đại biểu Quốc hội (cao hơn gần 2% so với Quốc hội  nhiệm kỳ 2011 – 2016). Tính đến ngày 30/6/2014, tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số làm việc trong cơ quan từ trung ương đến địa phương là 18.116 người (chiếm khoảng 5%). Tháng 3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê  duyệt  Đề  án  “Phát triển đội ngũ  cán bộ, công  chức, viên  chức  người dân  tộc thiểu số trong thời kỳ mới” cho giai đoạn 2016- 2020, hướng tới mục tiêu triển khai có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, bảo đảm đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tỷ lệ  hợp lý đội ngũ  cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở.

          C. BÁO CÁO SƠ KẾT 4 NĂM THƯC HIỆN ĐỀ ÁN 452 TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Ban hành văn bản triển khai thực hiện

- Sở Tư pháp-cơ quan chủ trì Đề án 452 đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:

+ Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2015 về việc triển khai Đề án giai đoạn 2015 – 2020, Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thư ký, trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo Đề án đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-ĐA452 ngày 11 tháng 8 năm 2015 về triển khai thực hiện Đề án năm 2015; văn bản số 1278/STP-PBGDPL ngày 07 tháng 10 năm 2015 về việc hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế ban hành Kế hoạch triển khai Đề án; tiến hành chọn các đơn vị sau làm điểm: Ủy ban nhân dân: Phường Phú Hội, thành phố Huế; xã Hồng Vân, huyện ALưới; xã Thượng Quãng, huyện Nam Đông; trị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy; xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc; xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang; phường Hương Văn, thị xã Hương Trà; thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền; xã Điền Hải, huyện Phong Điền; phường Xuân Phú, thành phố Huế.

+ Kế hoạch số 07/KH-ĐA452 ngày 12 tháng 01 năm 2016 về việc triển khai Đề án năm 2016; Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ thư ký; ban hành văn bản số 97/STP-PBGDPL ngày 28 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn triển khai Đề án 452 và Quyết định số 46/QĐ-STP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án 452 tại 10 đơn vị chọn điểm.

+ Kế hoạch số 129/KH-ĐA452 ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc triển khai Đề án năm 2017; Kế hoạch số 155/KH-STP ngày 16 tháng 02 năm 2017 về việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng thụ hưởng Đề án; Quyết định số 37/QĐ-STP ngày 05 tháng 4 năm 2017 về việc hỗ trợ kinh phí để Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng; văn bản số 214/STP-PBGDPL ngày 27 tháng 02 năm 2017 hướng dẫn triển khai Đề án 452 và Quyết định số 31/QĐ-STP ngày 09 tháng 3 năm 2017 về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án 452 tại 10 đơn vị chọn điểm.

+ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Đề án năm 2018; Kế hoạch số 254/KH-STP ngày 05 tháng 3 năm 2018 tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thuộc Đề án 452 và Chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở tại các huyện, thị xã, thành phố Huế.

- Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo, căn cứ các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức triển khai các công việc được phân công. Ở cấp tỉnh, huyện, xã, hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương  đều ban hành kế hoạch để thực hiện hoặc lồng ghép vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện Đề án 452

Công tác kiểm tra việc thực hiện Đề án 452 được lồng ghép trong kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm. Qua kiểm tra, đã có kết luận, báo cáo về kết quả thực hiện Đề án của các cơ quan, địa phương; đồng thời nêu ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để các ngành, địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án trong thời gian tới.

2. Kết quả đạt được

a)  Tổ chức biên soạn các tài liệu phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương

          Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phát hành 05 loại tờ gấp pháp luật với số lượng 305.580 tờ về “Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”, “Một số quy định về quyền dân sự của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”; “Một số quy định của pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự ” “Quy định về giao dịch Dân sự vô hiệu”, “Quy định về nơi cư trú và tài sản”, “Một số quy định về chức năng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân”, “Một số quy định chung của Tòa án nhân dân”, “Một số quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng hành chính”, Hỏi-đáp các vấn đề liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Hộ tịch năm 2014, “Một số quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự”, “Một số quy định của pháp luật quyền về đời sống riêng tư”, hòa giải ở cơ sở, cải cách hành chính, về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình, chế độ chính sách đối với người khuyết tật, an toàn vệ sinh lao động,  biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù…; Đề cương giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị (1.000 quyển); 01 tập sách “Hỏi – đáp và một số tình huống liên quan đến pháp luật về tố tụng dân sự” (1.000 quyển); Bản tin tư pháp (6.000 quyển); sách “Bạn và những điều cần biết về pháp luật” (8.000 quyển); sách “ Pháp luật với công dân” (6.000 quyển); 02 tập sách “Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tham nhũng” (4.000 quyển); sách “Tìm hiểu về biển và hải đảo Việt Nam” (2.000 quyển); sách “Tìm hiểu pháp luật dành cho thanh thiếu niên” (2.000 quyển); sách “Nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở” (4.000); sách “Hỏi – đáp các vấn đề liên quan đến môi trường, ma túy, an toàn giao thông, xây dựng và nhà ở” (2.000 quyển); sách “Hỏi –đáp các vấn đến môi trường, ma túy, an toàn giao thông, xây dựng và nhà ở” (1.000 quyển).

          b)Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về quyền dân sự, chính trị và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý

Sở Tư pháp – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án ban hành các Kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn hàng năm:

-Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, quyền dân sự trong Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các đối là lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch, báo cáo viên cấp huyện, Tuyên truyền viên, hòa giải viên, những người có uy tín trong cộng đồng,… tại các đơn vị cấp xã chọn làm điểm; cử công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháp tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức, gồm các nội dung: Bồi dưỡng kỹ năng quản lý; giải đáp các vướng mắc, khó khăn trong công tác phổ biến; tập huấn nội dung cơ bản của công ước ICCPR, tổng quan pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị và Tọa đàm về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề về giới thiệu nội dung, biện pháp thực hiện Đề án 452; một số quyền con người trong Bộ luật Dân sự (năm 2015) cho 100 người tham dự là thành viên Ban chỉ đạo và Tổ thư ký Đề án 452, Báo cáo viên cấp tỉnh, công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (theo Kế hoạch số 1018/KH-STP ngày 25 tháng 8 năm 2016); tổ chức 05 lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề về quyền con người trong Hiến pháp (năm 2013) cho 300 người là lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng Tư pháp, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch, Tuyên truyền viên, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng,… tại 05 đơn vị chọn điểm: Ủy ban nhân dân: Phường Phú Hội, phường Xuân Phú (thành phố Huế); xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang); thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền); xã Điền Hải (huyện Phong Điền) (theo Kế hoạch số 81/KH-STP ngày 25/01/2016); tổ chức 19 lớp bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật cho 1.440 lượt người là hòa giải viên, tổ trưởng tổ dân phố, thôn trưởng, già làng, trưởng bản, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tham nhũng”, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật, đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách thuộc Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân và công chức Tư pháp – Hộ tịch 152 xã, phường, thị trấn; tổ chức 18 đợt bồi dưỡng, tập huấn 1080 lượt người về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Đề án 452 và chuẩn tiếp cận pháp luật. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn này là công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các địa phương, Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật và cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

- Tổ chức Hội nghị triển khai 50 Luật, 01 Pháp lệnh, 02 Nghị định liên quan đến quyền con người cho 3.250 lượt đại biểu là Lãnh đạo các cơ quan của tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, Phòng Tư pháp và các Phòng chức năng liên quan. 

Công tác bồi dưỡng cho đối tượng là giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong toàn tỉnh được tổ chức định kỳ vào đầu mỗi năm học dưới sự phối hợp giữa cơ quan tư pháp và cơ quan giáo dục cấp tỉnh, cấp huyện.

Tổ chức 18 buổi giáo dục pháp luật về dân sự, hình sự, phòng chống HIV/AIDS, cư trú, giao thông, đặc xá, xóa án tích, hướng nghiệp dạy nghề,... cho 333 lượt phạm nhân.

Thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải viên, những người có uy tín trong cộng đồng,… được trang bị những kiến thức cơ bản về quyền dân sự, chính trị.

c) Phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

Thông qua Trang thông tin điện tử của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, các cơ quan là thành viên Ban chỉ đạo Đề án 452, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Ủy ban nhân dân cấp huyện; Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh, truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện, loa truyền thanh cơ sở; các bản tin chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị đăng tải các tin bài hoặc giải đáp pháp luật về quyền con người trong Hiến pháp (năm 2013), quyền con người trong các lĩnh vực: Hộ tịch; hôn nhân, gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; dân sự; hình sự, tôn giáo, kinh tế, dân tộc, giáo dục, cư trú, giao thông, môi trường, an sinh xã hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp…

d) Lồng ghép hoạt động của Đề án 452 vào hoạt động tổ chức “Ngày pháp luật”hàng năm

Thông qua các hoạt động tổ chức “Ngày pháp luật”, như: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự chuyên sâu, phim tài liệu, tin, bài, ảnh, các thông điệp ngắn, đối thoại, trả lời phỏng vấn về Ngày Pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tài liệu pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động văn nghệ, thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới”… Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động lựa chọn nội dung pháp luật để tổ chức tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; hoặc tổ chức Hội nghị giới thiệu nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật mới ban hành; phổ biến, thông tin về pháp luật và thi hành pháp luật trong những lĩnh vực đang được quan tâm như: Hôn nhân gia đình, hộ tịch, công chứng, chứng thực, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyền dân sự, chính trị; kỷ cương, kỷ luật hành chính, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; chú trọng thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm xây dựng nông thôn mới…

đ) Hoạt động tổ chức thực hiện Đề án 452 tại các huyện, thị xã, thành phố Huế

Các huyện, thị xã, thành phố Huế đều ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 452 tại địa phương và có bố trí kinh phí triển khai. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên các hoạt động tổ chức thực hiện Đề án được tiến hành lồng ghép với các công tác khác tại địa phương, như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, giải quyết thủ tục hành chính…

e) Hoạt động tổ chức thực hiện Đề án 452 tại 10 đơn vị được chọn điểm

Trên cơ sở hướng dẫn thực hiện Đề án 452 và kinh phí hỗ trợ từ cơ quan chủ trì Đề án, các đơn vị chọn điểm tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án 452 bằng hình thức tuyên truyền miệng thông qua tổ chức hội nghị, họp dân, qua hệ thống loa truyền thanh, giải thích pháp luật khi thực thi công vụ,... hoặc thông qua hình thức cấp phát tài liệu miễn phí.

h) Kinh phí thực hiện

Mức kinh phí hàng năm do ngân sách nhà nước cấp cho việc triển khai thực hiện Đề án 452:

- Năm 2015 là: 143.000.000 đồng;

- Năm 2016 là: 216.000.000 đồng;

- Năm 2017 là: 125.000.000 đồng;

- Năm 2018 là: 123.000.000 đồng.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Kết quả sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án 452, đa số các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong toàn tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức; Nhân dân được phổ biến, bồi dưỡng về những nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị; các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành.

Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được áp dụng phổ biến, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước quốc tế quyền dân sự, chính trị; các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để lồng ghép trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, giảng dạy pháp luật trong nhà trường; trong trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; để vận dụng trong thực thi công vụ và giúp Nhân dân hiểu, thực hiện quyền, nghĩa vụ về dân sự, chính trị, đồng thời giám sát việc thực hiện những quyền này, phát hiện hành vi vi phạm, qua đó tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc

- Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục. Chưa thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là tự tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc các quyền dân sự, chính trị theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Kinh phí của một số địa phương trong việc tổ chức thực hiện Đề án 452 chưa đáp ứng yêu cầu.

 - Một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thiếu kỹ năng về tuyên truyền pháp luật.

3. Nguyên nhân của hạn chế

- Các nội dung thực hiện quyền dân sự, chính trị của nhân dân đòi hỏi phải có quá trình từng bước hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước và phát triển của nhân loại, xu thế của thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ thông tin đã được các thế lực thù địch lợi dụng tăng cường chống phá cách mạng nước ta thông qua các phương tiện truyền thông Internet, các blog, facebook… đã gây khó khăn cho việc tuyên truyền pháp luật về quyền dân sự, chính trị.

- Hiến pháp năm 2013 có quy định một số nội dung liên quan đến quyền dân sự, chính trị nhưng trên thực tế do điều kiện khách quan vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

- Vai trò của các tổ chức xã hội phối hợp với chính quyền các cấp trong tuyên truyền, vận động liên quan đến quyền dân sự, chính trị còn nhiều hạn chế.

- Sự quan tâm của lãnh đạo một số cơ quan, địa phương đối với việc thực hiện Đề án 452 chưa cao, nhất là bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

4. Bài học kinh nghiệm

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế dân chủ, nhằm bảo đảm quyền dân sự, chính trị của người dân mà trọng tâm là phát huy dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; không ngừng nâng cao nhận thức về quyền dân sự, chính trị cho công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến quyền dân sự, chính trị, chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lãnh đạo trong việc tổ chức, triển khai Đề án 452.

- Cần có sự nhất quán, đồng bộ, thống nhất chặt chẽ trong triển khai Đề án 452 bao gồm từ xây dựng văn bản hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện đến tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Trong đó, công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thống nhất Đề án 452 đóng vai trò quyết định cho sự thành công. Việc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn là yếu tố vừa bảo đảm tính định hướng chung, vừa tạo điều kiện để các đơn vị phát huy tính chủ động của mình trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Đề án 452 ở cơ sở. Cần chú trọng thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đôn đốc để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế, điều chỉnh kịp thời các nội dung, mục tiêu không khả thi, bảo đảm thống nhất trong quá trình thực hiện. Định kỳ có sự trao đổi, đánh giá việc thực hiện để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả Đề án. Đối với cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần nắm vững các văn bản pháp luật về quyền dân sự, chính trị; nhiệt tình và trách nhiệm với công việc.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt chủ trương xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phản ánh nhiều hơn nữa những kết quả, thành tựu của đất nước trong mục tiêu thiên niên kỷ và đảm bảo quyền dân sự, chính trị của người dân.

- Phải coi trọng công tác chỉ đạo điểm, kết hợp với việc phát hiện, tổng kết, đánh giá các mô hình, phương pháp, cách làm hiệu quả trong thực hiện Đề án 452 để rút kinh nghiệm, nhân rộng; phải gắn kết chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền dân sự, chính trị với việc tổ chức thực hiện các phong trào Công đoàn, Đoàn, Hội…

- Quan tâm động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đồng thời kịp thời nhắc nhở, đôn đốc, có cơ chế xử lý phù hợp những đơn vị, cá nhân còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện, để tạo động lực thúc đẩy đề án hoạt động có hiệu quả.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NĂM 2019 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Đề án 452 góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, dưới đây là một số phương hướng, giải pháp năm 2019 và những năm tiếp theo nhằm triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả như sau:

1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp việc thực hiện Đề án 452 thông qua các chương trình, kế hoạch.

2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng thụ hưởng Đề án 452.

3. Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước Công ước quốc tế quyền dân sự, chính trị; các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành, phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở; trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, trong trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Nhân rộng mô hình điểm thực hiện Đề án 452 trên toàn tỉnh.

5. Biên soạn, phát hành tài liệu.

6. Kiểm tra thực hiện Đề án 452 trên địa bàn tỉnh.

7. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, chính sách về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền dân sự, chính trị.

 

 

         

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày