Tìm kiếm tin tức

 

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
Ngày cập nhật 11/09/2020

HƯỚNG DẪN  ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ
ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

 

I. CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

1. Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật

1.1. Tổng điểm tối đa: 15 điểm

1.2. Số lượng chỉ tiêu: 03

1.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cấp xã, kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

1.4. Hướng dẫn chấm điểm:

Tiêu chí, chỉ tiêu

Nội dung

Điểm số

tối đa

Đầu mối thực hiện

Căn cứ

thực hiện

Tài liệu

kiểm chứng

Tiêu chí 1

Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật

15

 

 

 

Chỉ tiêu 1

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ

4

 

 

 

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quy định những vấn đề được luật giao (Trong năm đánh giá không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật do luật không giao được tính 01 điểm)

1

Công chức Văn phòng - Thống kê

Điều 4, Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quy định những vấn đề mà luật giao đã được ban hành

a) Ban hành đầy đủ, đúng tiến độ

1

 

 

 

b)Ban hành đầy đủ nhưng chậm tiến độ hoặc đúng tiến độ nhưng chưa đầy đủ

0,5

 

 

 

c) Không ban hành

0

 

 

 

2. Ban hành kế hoạch, văn bản khác triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên đúng yêu cầu, tiến độ

Tỷ lệ % = (Tổng số kế hoạch, văn bản khác được ban hành theo đúng yêu cầu, tiến độ đề ra/Tổng số kế hoạch, văn bản khác được giao ban hành) x 100

1

Công chức Văn phòng - Thống kê

Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên

Kế hoạch, văn bản được ban hành

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, văn bản khác nêu trên

2

Công chức Văn phòng-Thống kê

Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên

- Văn bản, kế hoạch cụ thể
hóa các nhiệm vụ

- Các số liệu, kết quả cụ thể thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác

a)  Tổ chức thực hiện kịp thời, đúng quy định

2

 

 

 

b) Tổ chức thực hiện nhưng không kịp thời hoặc không đúng quy định hoặc tổ chức thực hiện kịp thời nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng

1

 

 

 

c) Không tổ chức thực hiện

0

 

 

 

Chỉ tiêu 2

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước

6

Trưởng Công an cấp xã

Văn bản của Đảng ủy, Ủy ban nhân trên hoặc Công an cấp trên

 

1. Ban hành văn bản của cấp ủy hoặc chính quyền hằng năm về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã

1

 

 

Văn bản của cấp ủy hoặc chính quyền hằng năm về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã được ban hành

2. Tình hình an ninh chính trị được bảo đảm, không để xảy ra trọng án trên địa bàn cấp xã

2

 

 

Báo cáo, số liệu về tình hình tội phạm hằng năm

3.Kiềm chế, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn

3

 

 

Báo cáo, số liệu về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội hằng năm

4. Tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề năm đánh giá bị 0 điểm và còn bị trừ 0,25 điểm

 

 

 

Báo cáo, số liệu về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội hằng năm

Chỉ tiêu 3

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước

 

5

 

 

Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo
năm 2018, văn bản hướng dẫn các luật và văn bản khác có liên quan

Số liệu trong Sổ theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn

Tỷ lệ % = (Tổng số khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền) x 100

3

Công chức được giao đầu mối theo dõi, tham mưu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

 

2. Về khiếu nại, tố cáo kéo dài

1

Công chức được giao đầu mối theo dõi, tham mưu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

 

a)Không có khiếu nại, tố cáo kéo dài

1

 

 

 

b) Giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm trước liền kề năm đánh giá

0,5

 

 

 

c) Không giảm hoặc tăng khiếu nại, tố cáo kéo dài so với năm trước liền kề năm đánh giá

0

 

 

 

3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân

1

Công chức được giao đầu mối theo dõi, tham mưu về công tác tiếp công dân

 

 

3.1. Bảo đảm các điều kiện tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân đúng quy định

0,5

 

 

 

3.2. Kiến nghị, phản ánh qua tiếp công dân được cấp xã giải quyết đúng thời hạn và thông báo cho người đã đến kiến nghị, phản ánh bằng hình thức theo quy định của pháp luật

0,5

 

 

 

 

1.5. Một số lưu ý:

- Có 01 chỉ tiêu vì lý do khách quan không thực hiện nhưng vẫn đạt điểm tối đa là Chỉ tiêu 1 (trong năm đánh giá không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật do luật giao thì vẫn được điểm tối đa là 01 điểm).

- Có 01 nội dung mà không thực hiện sẽ bị điểm 0 và trừ 0,25 điểm là nội dung 4 của Chỉ tiêu 2 (Tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề năm đánh giá).

2. Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã

2.1. Tổng điểm tối đa: 30 điểm

2.2. Số lượng chỉ tiêu: 05

2.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trong việc bảo đảm các điều kiện phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; thực thi công vụ của công chức trong giải quyết thủ tục hành chính; thực trạng và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính.

2.4. Hướng dẫn chấm điểm:

Tiêu chí, chỉ tiêu

Nội dung

Điểm sốtối đa

Đầu mối thực hiện

Căn cứ
thực hiện

Tài liệu kiểm chứng

Tiêu chí 2

Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã

30

 

 

 

Chỉ tiêu

1

Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính

4

Công chức Văn phòng - Thống kê

Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Nghị định số48/2013/NĐ-CP; Nghị định số92/2017/NĐ-CP; Thông tư số02/2017/TT-VPCP[1]

Sổ theo dõi tình hình niêm yết thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ theo quy định

Tỷ lệ % = (Tổng số thủ tục hành chính đã niêm yết công khai/Tổng số thủ tục hành chính phải niêm yết công khai) x 100

2

 

 

 

2. Thủ tục hành chính được niêm yết công khai kịp thời theo quy định

1

 

 

 

a) Niêm yếtcông khai thủ tục hành chính đúng ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành

1

 

 

 

b) Niêm yếtcông khai thủ tục hành chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành

0,5

 

 

 

c) Niêm yếtcông khai thủ tục hành chính sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành

0

 

 

 

3. Thủ tục hành chính được niêm yết theo đúng quy định

1

 

 

 

3.1. Niêm yết theo các hình thức quy định (bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động...)

0,5

 

 

 

3.2. Niêm yết tại địa điểm phù hợp, dễ tiếp cận

0,5

 

 

 

Chỉ tiêu 2

Bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định

2

Công chức Văn phòng-Thống kê

Luật Cán bộ, công chức
năm 2008; Nghịđịnh số 61/2018/NĐ-CP; Thông tư số06/2012/TT-BNV…[2]

Báo cáo, số liệu, kết quả thực tiễn

1. Đảm bảo diện tích làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

0,5

 

 

 

a) Đảm bảo diện tích theo quy định

0,5

 

 

 

b) Không đảm bảo diện tích theo quy định

0,25

 

 

 

2. Đảm bảo trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

0,5

 

 

 

a) Đảm bảo đầy đủ theo quy định

0,5

 

 

 

b) Chưa đảm bảo đầy đủ theo quy định

0,25

 

 

 

3. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo yêu cầu, thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định

1

 

 

 

4. Không bố trí, không đảm bảo yêu cầu, trách nhiệm quy định tại điểm 1, 2, 3 của chỉ tiêu này bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3

Giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định

10

Công chức được giao đầu mối tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân cấp xã

Các luật, văn bản pháp luật quy định về trình tự, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã

Sổ theo dõi, tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Báo cáo, số liệu về kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn

Tỷ lệ % = (Tổng số lượt thủ tục hành chính đã giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số lượt thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết) x 100

10

 

 

 

Chỉ tiêu 4

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định

2

Công chức được giao đầu mối tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã

Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP3[3], Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức…

Báo cáo, số liệu, kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

Phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý đúng trình tự, thủ tục, thời hạn (Trong năm đánh giá không có phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính được tính 02 điểm)

Tỷ lệ % = (Tổng số lượt phản ánh,
kiến nghị đã giải quyết đúng trình
tự, thủ tục, thời hạn/Tổng số lượt phản ánh, kiến
nghị được
tiếp nhận, giải quyết) x 100

2

 

 

 

Chỉ tiêu 5

Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính

12

Công chức Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức chuyên môn khác của cấp xã

Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BTP

Sổ theo dõi kết quả giải quyết thủ tục hành chính; báo cáo, số liệu, kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính

 

1. Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Tỷ lệ % = (Tổng sốý kiến có trả lời hài lòng/Tổng số ý kiến được hỏi)  x 100

7

 

 

 

 

2. Hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Tỷ lệ % = (Tổng số ý kiến có trả lời hài lòng/Tổng số ý kiến được hỏi) x 100

 

5

 

 

 

 

 

 

1.5. Một số lưu ý:

- Có 01 chỉ tiêu được tính điểm tối đa nếu không phát sinh nhiệm vụ, đó là Chỉ tiêu 4 (trong năm đánh giá không có kiến nghị, phản ánh về giải quyết thủ tục hành chính thì được tính điểm tối đa là 02 điểm).

- Có 01 nội dung bị điểm 0 và bị trừ 0,25 điểm, đó là nội dung 4 của Chỉ tiêu 2 (nếu không bố trí, không đảm bảo yêu cầu về địa điểm, diện tích, trang thiết bị và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã thì bị điểm 0 và bị trừ 0,25 điểm).

- Đối với chỉ tiêu 5: Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính vừa là chỉ tiêu của Tiêu chí 2 vừa là điều kiện xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

3. Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật

3.1. Tổng điểm tối đa: 25 điểm

3.2. Số lượng chỉ tiêu: 09

3.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm, thực hiện các quyền của công dân về tiếp cận thông tin, pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, tham gia ý kiến vào chính sách, pháp luật và quản lý xã hội; bảo đảm nguồn lực về phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

3.4. Hướng dẫn chấm điểm:

Tiêu chí, chỉ tiêu

Nội dung

Điểm số tối đa

Đầu mối

thực hiện

Căncứ
thực hiện

Tài liệu kiểm chứng

Tiêu chí 3

Phổ biến, giáo dục pháp luật

25

 

 

 

Chỉ tiêu 1

 

Công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung có  liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

2

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Điều 150 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Điều 17, 18 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Điều 6 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Danh mục thông tin phải được công khai theo quy định; báo cáo, số liệu, kết quả về công khai thông tin thông qua người phát ngôn, hình thức phù hợp khác

1. Thực hiện công khai theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai

Tỷ lệ % = (Tổng số văn bản đã thực hiện công khai/Tổng số văn bản theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai) x 100

1

 

 

 

2. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng thời điểm, thời hạn, hình thức theo quy định hoặc theo Danh mục thông tin phải được công khai

1

 

 

 

2.1. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng thời điểm, thời hạn

0,5

 

 

 

2.2. Thực hiện cập nhật, công khai thông tin pháp luật đúng hình thức

0,5

 

 

 

Chỉ tiêu 2

Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định

2

Công chức Văn phòng -Thống kê

Điều 9 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Luật sửa đổi, bổ sung  một số  điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2019)

Báo cáo, số liệu thống kê, kết quả thực hiện cung cấp thông tin

Thực hiện cung cấp thông tin pháp luật qua các hình thức cung cấp thông tin theo quy định và qua hoạt động của người phát ngôn (Trong năm đánh giá không có yêu cầu cung cấp thông tin được tính 02 điểm)

Tỷ lệ % = (Tổng số thông tin pháp luật đã cung cấp/Tổng số thông tin pháp luật có yêu cầu đủ điều kiện cung cấp) x 100

2

 

 

 

Chỉ tiêu 3

Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên

2

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Điều 30, Điều 142 và Điều 144 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; văn bản chỉ đạo, kế hoạch về lấy ý kiến Nhân dân của cơ quan, tổ chức cấp trên

Báo cáo tổng hợp/Báo cáo, tài liệu, số liệu, kết quả lấy ý kiến Nhân dân

a) Lấy ý kiến Nhân dân đối với tất cả dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên

 

2

 

 

 

b) Lấy ý kiến Nhân dân đối với một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

1

 

 

 

c) Không tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong khi yêu cầu phải lấy ý kiến

0

 

 

 

Trong năm đánh giá không được giao nhiệm vụ lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tính 02 điểm

 

 

 

 

Chỉ tiêu 4

Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã

2

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, văn bản, kế hoạch, chỉ đạo của cấp trên, của Ủy ban nhân dân cấp xã

Kế hoạch, báo cáo, số liệu thống kê, kết quả quán triệt, phổ biến văn bản, chính sách mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã

a) Tổ chức quán triệt, phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã bằng hình thức thích hợp

2

 

 

 

b) Tổ chức quán triệt, phổ biến một số văn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp xã

1

 

 

 

c) Không tổ chức quán triệt, phổ biếnvăn bản, chính sách mới ban hành có nội dung liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã

0

 

 

 

Chỉ tiêu 5

Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp

4

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; văn bản chỉ đạo, kế hoạch PBGDPL của cấp trên, của Ủy ban nhân dân cấp xã

Báo cáo, số liệu thống kê, kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân

1. Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 hằng năm

0,5

 

 

 

2.Tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp theo Kế hoạch đề ra

3,5

 

 

 

a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch

3,5

 

 

 

b) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa kịp thời hoặc chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch

1,5

 

 

 

c) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch

0,5

 

 

 

d) Không tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch

0

 

 

 

Chỉ tiêu 6

Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

2

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; văn bản chỉ đạo, kế hoạch PBGDPL của cấp trên, của Ủy ban nhân dân cấp xã

Báo cáo, số liệu thống kê, kết quả thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù

1. Ban hànhKế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù trên địa bàn hoặc lồng ghép nội dung này trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm

0,5

 

 

 

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù theo Kế hoạch đề ra

1,5

 

 

 

a) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch

1,5

 

 

 

b) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa kịp thời hoặc chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch

1

 

 

 

c) Tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch

0,5

 

 

 

d) Không tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch

0

 

 

 

Chỉ tiêu 7

Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã

6

Công chức chuyên môn theo dõi các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cấp xã

Các văn bản quy định về các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật[4]

Báo cáo, số liệu thống kê, kết quả hoạt động của các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật

1. Xây dựng, thực hiện chuyên mục thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã, loa truyền thanh cơ sở (cố định hoặc lưu động) hoặc thiết kế thông tin cơ sở phù
hợp theo định kỳ

2

Công chức Văn hóa - Xã hội

 

 

a) Thực hiện hàng tuần và nội dung thiết thực, đa dạng

2

 

 

 

b) Thực hiện hàng tháng và nội dung thiết thực, đa dạng

1

 

 

 

c) Thực hiện hàng quý và nội dung thiết thực, đa dạng

0,5

 

 

 

d) Không thực hiện theo định kỳ và nội dung không thiết thực, đa dạng

0

 

 

 

2. Xây dựng, quản lý, khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật (truyền thống hoặc điện tử), Tủ sách cơ sở ở cấp xã theo quy định

3

Công chức Tư pháp - Hộ tịch hoặc công chức được giao đầu mối quản lý, hướng dẫn khai thác Tủ sách pháp luật

 

 

2.1. Bố trí địa điểm thuận tiện, phân công người phụ trách và quản lý, sử dụng Tủ sách theo quy định

0,5

 

 

 

2.2. Định kỳ thực hiện rà soát, phân loại, bổ sung sách, tài liệu của Tủ sách theo quy định

0,5

 

 

 

2.3. Sử dụng máy tính nối mạng internet, hệ thống cơ sở dữ liệu pháp luật để tra cứu, khai thác văn bản, tài liệu pháp luật cho Tủ sách

1

 

 

 

2.4. Thực hiện thông tin, giới thiệu các sách, tài liệu mới, có nội dung thiết thực với Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn; luân chuyển sách, tài liệu của Tủ sách với các mô hình tủ sách tự quản/thư viện/điểm bưu điện - văn hóa để Nhân dân tiếp cận sách, tài liệu được thuận tiện, kịp thời

0,5

 

 

 

2.5. Xây dựng, duy trì một trong các mô hình Tủ sách/ngăn sách/túi sách pháp luật tại cộng đồng dân cư (Tủ sách của thôn, tổ dân phố; Tủ sách khu nhà trọ; Tủ sách quán cà phê…) trên địa bàn

0,5

 

 

 

3. Xây dựng, hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ nhằm thực hiện phổ biến, tiếp cận pháp luật cho người dân (Câu lạc bộ pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; Câu lạc bộ nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, hòa giải ở cơ sở hoặc Câu lạc bộ khác)

1

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

 

 

3.1. Hằng năm có định hướng nội dung hoạt động của Câu lạc bộ

0,5

 

 

 

3.2. Hằng năm có hỗ trợ hoạt động của Câu lạc bộ (kinh phí, tài liệu…), hỗ trợ sinh hoạt pháp luật định kỳ có hiệu quả, thiết thực

0,5

 

 

 

Chỉ tiêu 8

Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương

2

Công chức được giao đầu mối, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đối thoại chính sách

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, văn bản hướng dẫn, quy định về đối thoại

Báo cáo, số liệu thống kê, kết quả tổ chức đối thoại

1. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại chính sách, pháp luật, lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của Nhân dân địa phương

2

 

 

 

2. Không tổ chức trao đổi, đối thoại theo quy định bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm

 

 

 

 

Chỉ tiêu 9

Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định

3

Công chức Tài chính - Kế toán chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP[5], Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 về việc quy định mức chi đối với công tác PBGDPL…

Báo cáo, số liệu thống kê, kết quả, văn bản phê duyệt kinh phí

1. Ngân sách cấp xã hằng năm có kinh phí cho bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

1

 

 

 

2. Định mức kinh phí ngân sách bảo đảm hằng năm

Tỷ lệ % = (Tổng số kinh phí được cấp/Tổng số kinh phí đề xuất với các mức chi và nội dung chi theo quy định của pháp luật về tài chính để thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt) x 100

2

 

 

 

3.Không bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm

 

 

 

 

 

3.5. Một số lưu ý:

-  Có 02 chỉ tiêu được tính điểm tối đa nếu không phát sinh nhiệm vụ trong năm đánh giá, đó là Chỉ tiêu 2 (Trong năm đánh giá không có yêu cầu cung cấp thông tin được tính điểm tối đa là 02 điểm) và Chỉ tiêu 3 (Trong năm đánh giá không được giao nhiệm vụ lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tính điểm tối đa là 02 điểm).

- Có 02 nội dung bị điểm 0 và trừ 0,25 điểm, đó là nội dung 2 của Chỉ tiêu 8 (Không tổ chức trao đổi, đối thoại theo quy định) và nội dung 3 của Chỉ tiêu 9 (Không bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).

4. Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở

4.1. Tổng điểm tối đa: 10 điểm

4.2. Số lượng chỉ tiêu: 03

4.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn, văn bản khác có liên quan, trọng tâm là năng lực của đội ngũ hòa giải viên cơ sở, chất lượng công tác hòa giải và bố trí kinh phí cho công tác này tại cơ sở.

 

4.4. Hướng dẫn chấm điểm:

Tiêu chí, chỉ tiêu

Nội dung

Điểm

tối đa

Đầu mối

thực hiện

Căn cứ

thực hiện

Tài liệu kiểm chứng

Tiêu chí 4

Hòa giải ở cơ sở

10

 

 

 

Chỉ tiêu 1

Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động hòa giải ở
cơ sở

3

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và  văn bản khác có liên quan

Văn bản, báo cáo, số liệu, kết quả về việc công tác hòa giải ở cơ sở

 

1. Hướng dẫn thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên (Trong năm đánh giá không thực sự cần thiết thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên được tính 01 điểm)

1

 

 

 

2. Hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định

0,5

 

 

 

3. Hướng dẫn, thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở

0,5

 

 

 

4. Hòa giải viên được bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp tài liệu nghiệp vụ hòa giải do cơ quan cấp trên hoặc cấp xã thực hiện

1

 

 

 

Chỉ tiêu 2

Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo
yêu cầu của các bên

4

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và  văn bản khác có liên quan

Báo cáo kết quả và sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở

1. Các vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải được tiếp nhận và thực hiện hòa giải theo quy định

Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc được thực hiện hòa giải/Tổng số vụ, việc được tiếp nhận thuộc phạm vi hòa giải theo quy định) x 100

2

 

 

 

2. Các vụ, việc hòa giải thành

Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc hòa giải thành/Tổng số vụ, việc được thực hiện hòa giải) x 100

2

 

 

 

Chỉ tiêu 3

Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định

3

Công chức Tài chính -Kế toán chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, Thông tư
liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP[6]

Báo cáo thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở; văn bản của địa phương quy định về định mức và kinh phí bảo đảm, hỗ trợ hoạt động hòa giải cơ sở

1.Ngân sách cấp xã hằng năm có kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở

1

 

 

 

2. Hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải và hòa giải viên

2

 

 

 

2.1. Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải

1

 

 

 

a) Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo đúng định mức quy định

1

 

 

 

b) Hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo định mức thấp hơn định mức quy định

0.5

 

 

 

2.2. Chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc

1

 

 

 

a) Chi thù lao hòa giải viên cho tất cả vụ, việc hòa giải theo đúng định mức quy định

1

 

 

 

b) Chi thù lao hòa giải viên cho một số vụ, việc hòa giải hoặc chi thù lao với định mức thấp hơn định mức quy định

0.5

 

 

 

3. Không bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, kinh phí hỗ trợ hoạt động hòa giải, chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc bị 0 điểm và bị trừ 0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

4.5. Một số lưu ý:

- Có 01 nội dung được tính điểm tối đa nếu không phát sinh nhiệm vụ, đó là nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 (Nếu trong năm đánh giá không thực sự cần thiết thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên thì được tính điểm tối đa là 01 điểm).

- Có 01 nội dung sẽ bị 0 điểm và trừ 0,25 điểm, đó là nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 (Không bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, kinh phí hỗ trợ hoạt động hòa giải, chi thù lao hòa giải viên theo vụ, việc).

5. Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở

5.1. Tổng điểm tối đa: 20 điểm

5.2. Số lượng chỉ tiêu: 05

5.3. Mục đích chấm điểm: Đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 nhằm bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy dân chủ tại cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.

 

5.4. Hướng dẫn chấm điểm:

Tiêu chí, chỉ tiêu

Nội dung

Điểm

tối đa

Đầu mối thực hiện

Căn cứ thực hiện

Tài liệu kiểm chứng

Tiêu chí 5

Thực hiện dân chủ ở cơ sở

20

 

 

 

Chỉ tiêu 1

Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin quy định tại chỉ tiêu 1 của tiêu chí 2 và chỉ tiêu 1 của tiêu chí 3

Tỷ lệ % = Tổng số nội dung đã công khai/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định phải công khai để dân biết phát sinh trên thực tế x 100

4

Công chức được giao theo dõi, hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cơ sở

Điều 5, Chương II Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007[7]

Báo cáo, số liệu thể hiện việc công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Chỉ tiêu 2

Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở
cơ sở

Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, quyết định trực tiếp/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định cử tri hoặc đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp phát sinh trên thực tế) x 100

4

Công chức được giao theo dõi, hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cơ sở

Điều 10, mục 1, Chương III Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Báo cáo, số liệu, tài liệu, biên bản thể hiện việc cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

 

Chỉ tiêu 3

Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung được cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định phát sinh trên thực tế) x 100

 

4

Công chức được giao theo dõi, hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cơ sở

Điều 13 Mục 2, Chương III Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Báo cáo, số liệu, tài liệu, biên bản thể hiện việc cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Chỉ tiêu 4

Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được Nhân dân tham gia ý kiến/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định phải lấy ý kiến Nhân dân phát sinh trên thực tế) x 100

4

Công chức được giao theo dõi, hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cơ sở

Điều 19 Chương IV Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Báo cáo, số liệu, tài liệu, biên bản thể hiện việc Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Chỉ tiêu 5

Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Tỷ lệ % = (Tổng số nội dung đã được giám sát/Tổng số nội dung mà pháp luật quy định Nhân dân thực hiện giám sát trực tiếp và thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng phát sinh trên thực tế) x 100

4

Công chức được giao theo dõi, hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cơ sở

Điều 23 Chương V Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Báo cáo, số liệu, tài liệu, biên bản thể hiện việc Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở

 

 

6. Hướng dẫn cách tính điểm, cách làm tròn số trong chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật

  6.1. Về cách tính điểm

  Có 02 cách tính điểm như sau:

 6.1.1. Chấm điểm theo công thức được quy định tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP

Cách chấm điểm này áp dụng đối với các chỉ tiêu được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%). Trong tổng số 25 chỉ tiêu, có 17 nội dung, chỉ tiêu được chấm điểm theo công thức, bao gồm: Nội dung 2 của Chỉ tiêu 1 và nội dung 1 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1; nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 và các Chỉ tiêu 3, 4, 5 thuộc Tiêu chí 2; nội dung 1 của Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 2 và nội dung 2 của Chỉ tiêu 9 thuộc Tiêu chí 3; Chỉ tiêu 2 thuộc Tiêu chí 4; các Chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5 thuộc Tiêu chí 5. Theo đó, việc chấm điểm các nội dung, chỉ tiêu theo công thức như sau:

Số điểm của chỉ tiêu = (Tỷ lệ % đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu)/100

  Ví dụ:

+ Tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu: 83,33%;

+ Số điểm tối đa của chỉ tiêu: 05 điểm;

+ Số điểm của chỉ tiêu (chưa làm tròn) = (83,33 x 5)/100 = 4,4165 điểm.

6.1.2. Chấm điểm dựa trên số điểm đã được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP

Cách chấm điểm này áp dụng đối với các chỉ tiêu không xác định theo tỷ lệ phần trăm (%). Theo đó, trong tổng số 25 chỉ tiêu, có 33 nội dung, chỉ tiêu được chấm điểm theo cách thức này, bao gồm: nội dung 1, 3 của Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 2 và nội dung 2, 3 của Chỉ tiêu 3 thuộc tiêu chí 1; nội dung 2, 3 của Chỉ tiêu 1và Chỉ tiêu 2 của Tiêu chí 2; nội dung 2 của Chỉ tiêu 1, các Chỉ tiêu 3, 4, 5, 6, 7, 8 và nội dung 1, 3 của Chỉ tiêu 9 thuộc Tiêu chí 3; Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4.

Cách chấm điểm này có 02 trường hợp cần lưu ý:

Thứ nhất, đối với các nội dung, chỉ tiêu được chấm điểm theo hướng lựa chọn phương án trả lời theo từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ (cụ thể là: nội dung 1, 3 của Chỉ tiêu 1 và nội dung 2 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1; nội dung 2 của Chỉ tiêu 1 và nội dung 1, 2 củaChỉ tiêu 2 thuộc Tiêu chí 2; Chỉ tiêu 3, 4, nội dung 2 của Chỉ tiêu 5, nội dung 2 của Chỉ tiêu 6 và nội dung 1 của Chỉ tiêu 7 thuộc Tiêu chí 3; nội dung 2 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4) thì cần lựa chọn một trong các phương án trả lời (a hoặc b hoặc c) và cho điểm tối đa.

Ví dụ: Năm 2018, khi tiến hành chấm điểm nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 về “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quy định những vấn đề được luật giao” thuộc Tiêu chí 1, xã A đạt được kết quả thực hiện theo phương án b của nội dung này. Cách chấm điểm được tính như thế nào?

Nội dung 1 của Chỉ tiêu 1 thuộc Tiêu chí 1 (Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 07/2017/TT-BTP) có 03 phương án với mức độ đánh giá kết quả và điểm số khác nhau từ cao đến thấp, đó là:

a) Ban hành đầy đủ, đúng tiến độ: được tính 01 điểm

b) Ban hành chưa đầy đủ nhưng chậm tiến độ hoặc đúng tiến độ nhưng chưa đầy đủ: được tính 0,5 điểm

c) Không ban hành: 0 điểm.

Như vậy, kết quả đạt được của xã A tương ứng với phương án 2 nên được tính 0,5 điểm.

Thứ hai, đối với các nội dung, chỉ tiêu mà tổng số điểm được tính theo hướng là tổng hợp điểm số của từng nội dung thành phần (ví dụ: nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí1; nội dung 3 của Chỉ tiêu 1 thuộc Tiêu chí 2; nội dung 2 của Chỉ tiêu 1, nội dung 2, 3 của Chỉ tiêu 7 thuộc tiêu chí 3; mục 2.1, 2.2. nội dung 2 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4) thì tiến hành đánh giá việc thực hiện từng nội dung thành phần để cho điểm và tổng hợp điểm.

Ví dụ: Năm 2018, khi tiến hành chấm điểm nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 về “Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước” thuộc Tiêu chí 1, xã A chấm điểm nội dung này như thế nào?

Nội dung 3 của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 1 (Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 07/2017/TT-BTP) có 02 nội dung thành phần như sau:

3.1. Bảo đảm các điều kiện tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân đúng quy định: điểm tối đa là 0,5 điểm.

3.2. Kiến nghị, phản ánh qua tiếp công dân được cấp xã giải quyết định thời hạn và thông báo cho người đã đến kiến nghị, phản ánh bằng hình thức theo quy định của pháp luật: điểm tối đa là 0,5 điểm.

Như vậy, xã A phải căn cứ vào kết quả thực tế để tiến hành đánh giá và chấm điểm đối với cả 02 nội dung thành phần tại các mục 3.1 và mục 3.2. Sau đó, cộng kết quả chấm điểm mục 3.1. và 3.2 để có được kết quả thực hiện nội dung này.

6.2. Về làm tròn số

a) Điểm số của từng chỉ tiêu được lấy đến hai chữ số thập phân. Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên.

Ví dụ: Số điểm của chỉ tiêu (chưa làm tròn) là 4,4165 điểm thì số điểm của chỉ tiêu sau khi đã làm tròn là 4,42 điểm.

b) Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên:

Ví dụ:

- Tổng số điểm của các chỉ tiêu từ 89,01 đến 89,49 làm tròn là 89 điểm.

- Tổng số điểm của các chỉ tiêu từ 75,5 đến 75,99 làm tròn là 76 điểm.

7. Hướng dẫn lập Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính

7.1. Về đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng

Đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng bao gồm tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã và đã được trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm đánh giá hoặc năm trước liền kề năm đánh giá.

7.2. Về số lượng, tỷ lệ đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng

Số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá.

Ví dụ: Năm 2018, xã A tổ chức đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Năm 2017, xã A có 5.000 lượt thủ tục hành chính được giải quyết và trả kết quả. Như vậy, số lượng đối tượng sẽ tham gia đánh giá sự hài lòng để phục vụ đánh giá xã A đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 phải đạt từ 15%, 15% x 5.000 lượt tổ chức, cá nhân = 750 lượt tổ chức, cá nhân. Như vậy, tổng số lượt thủ tục hành chính đã được giải quyết là 5.000 lượt; tổng số ý kiến sẽ là 750 ý kiến.

7.3. Hình thức đánh giá

Bằng phiếu lấy ý kiến, bảng điện tử hoặc hình thức phù hợp khác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc kết hợp với đánh giá sự hài  lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới, chỉ số cải cách thủ tục hành chính hằng năm.

Nếu trong năm đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tại cấp xã cũng thực hiện đo lường sự hài lòng về chỉ số cải cách thủ tục hành chính (chỉ số PAR INDEX) thì có thể kết hợp đánh giá hoặc sử dụng kết quả của chỉ số này để tính điểm Chỉ tiêu 5 về “bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính” của Tiêu chí 2.

Về thực hiện đánh giá sự hài lòng bằng Phiếu lấy ý kiến

  1. Thời gian thực hiện đánh giá

Việc tổ chức đánh giá sự hài lòng bằng Phiếu lấy ý kiến được thực hiện nhiều lần vào cuối tháng, cuối quý hoặc 06 tháng một lần theo điều kiện thực tế của địa phương nhưng đối tượng, số lượng đối tượng tham gia đánh giá phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BTP.

  1. Hình thức, trách nhiệm thực hiện đánh giá
  • Trường hợp gửi hoặc phát Phiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.

Khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp Phiếu lấy ý kiến vào thùng, hòm đựng phiếu đặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Trường hợp Phiếu lấy ý kiến được gửi, phát theo cách thức điều tra:

Cán bộ điều tra có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến; thu nhận, tổng hợp Phiếu lấy ý kiến và bàn giao đầy đủ cho công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý, tổng hợp kết quả theo quy định.

 

  II. ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

1. Điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg, cấp xã được xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi đáp ứng đủ 04 điều kiện như sau:

1.1. Điều kiện 1. Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa

Để có đủ điều kiện, số điểm đạt được của từng tiêu chí là:

- Tiêu chí 1. Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật: đạt
từ 7,5 điểm trở lên.

- Tiêu chí 2. Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã: đạt từ 15 điểm trở lên

- Tiêu chí 3. Phổ biến, giáo dục pháp luật: đạt từ 12,5 điểm trở lên

- Tiêu chí 4. Hòa giải ở cơ sở: đạt từ 5 điểm trở lên

- Tiêu chí 5. Thực hiện dân chủ ở cơ sở: đạt từ 10 điểm trở lên

Nếu có một hoặc một số chỉ tiêu, nội dung thành phần của tiêu chí đạt dưới 50% số điểm tối đa theo quy định nhưng tổng số điểm của tiêu chí đó không dưới 50% số điểm tối đa thì vẫn đáp ứng điều kiện này.

1.2. Điều kiện 2. Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt mức điểm chuẩn cụ thể như sau:

- Cấp xã loại I: đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên (≥ 90 điểm)

- Cấp xã loại II: đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên (≥ 80 điểm)

- Cấp xã loại III: đạt từ 70% số điểm tối đa trở lên (≥ 70 điểm)

 Việc phân loại cấp xã loại I, loại II, loại III được thực hiện theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

1.3. Điều kiện 3. Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên). Đây còn là một chỉ tiêu của tiêu chí tiếp cận pháp luật (chỉ tiêu 5 của Tiêu chí 2). Vì vậy, kết quả đánh giá sự hài lòng vừa là điều kiện để xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã, vừa được cộng điểm để tính vào điểm số chung của các tiêu chí tiếp cận pháp luật. Điểm số tối đa của chỉ tiêu này là 12 điểm, theo đó để đảm bảo điều kiện này thì kết quả điểm số đạt được của chỉ tiêu này trên thực tế phải tương ứng từ 8 điểm trở lên.

1.4. Điều kiện 4. Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.

Khi xem xét điều kiện này, cần lưu ý một số yếu tố về:

a) Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải từ cảnh cáo trở lên.

b) Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức phải liên quan đến thực thi công vụ, đó là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật trong quá trình thực thi công vụ.

c) Hành vi công vụ trái pháp luật của cán bộ, công chức đã gây ra thiệt hại, phải bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường này được xác định trong quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc trong bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

d) Đối tượng, hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải căn cứ vào các quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vi phạm của cán bộ, công chức phải là vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ (mà không phải là mọi vi phạm pháp luật). Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải từ cảnh cáo trở lên hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.

đ) Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ mà bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý kỷ luật đoàn thể nhưng chưa hoặc không bị xử lý kỷ luật theo quyết định kỷ luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức thì không thuộc trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg nêu trên.

e) Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật nhưng đã chuyển công tác sang đơn vị cấp xã khác, sau đó hành vi vi phạm mới bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (theo điểm d khoản 1 Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg). Đơn vị cấp xã bị xét điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nơi công chức đã có hành vi vi phạm. Thời điểm xét điều kiện này là năm mà công chức có hành vi vi phạm.

 

2. Thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

III. THỜI HẠN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Có 02 loại thời hạn có liên quan trực tiếp đến đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:

1. Thời hạn được tính để đánh giá kết quả, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đã được cụ thể hóa thành các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Thời hạn này được xác định theo năm kinh tế - xã hội, tính từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm.

  Việc quy định thời hạn đánh giá kết quả các tiêu chí tiếp cận pháp luật theo năm kinh tế - xã hội để bảo đảm phù hợp với thời điểm báo cáo số liệu, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của địa phương. Do đó không đòi hỏi địa phương phải xây dựng báo cáo mới mà sử dụng kết quả báo cáo nhiệm vụ chuyên môn trong các lĩnh vực quản lý.

2. Thời hạn được tính để thực hiện rà soát, chấm điểm, đánh giá, xét công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:

2.1. Đối với việc rà soát, chấm điểm, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật; lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu đủ điều kiện theo quy định: Đây là nhiệm vụ được thực hiện tại cấp xã và thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá.

2.2. Đối với việc xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đây là nhiệm vụ được thực hiện tại cấp huyện và thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 25/01 của năm sau liền kề năm đánh giá.

* Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, cần lưu ý như sau:

- Việc đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ được thực hiện liên tục, hằng năm, gắn với đánh giá kết quả, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã về các lĩnh vực quản lý đã được cụ thể hóa trong các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.

- Về thời hạn thực hiện rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định theo hướng linh hoạt đối với việc rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Vì vậy, có thể rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu định kỳ theo quý hoặc 06 tháng và do địa phương chủ động thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.

- Việc chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật dựa vào kết quả thực tế của cả năm đánh giá (tính đến ngày 31/12 hằng năm), thời hạn tiến hành tổng hợp kết quả phải hoàn thành trước 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá là tương đối ngắn. Nên để bảo đảm đánh giá, chấm điểm thực hiện đúng thời hạn, tiến độ, tránh dồn việc vào công chức Tư pháp - Hộ tịch, hằng năm, công chức Tư pháp - Hộ tịch cần tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Kế hoạch đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thực hiện cho các công chức cấp xã theo dõi, chấm điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.

IV. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CỦA CẤP ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

1. Bước 1: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật

a) Nội dung công việc: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật theo lĩnh vực quản lý và được giao theo dõi.

b) Người thực hiện: Công chức chuyên môn cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật (gắn với lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ chuyên môn của công chức).

c) Thời hạn thực hiện:

- Việc rà soát, theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện thường xuyên, liên tục, hằng năm, có thể theo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng hoặc năm một lần.

- Thời hạn hoàn thành việc rà soát, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật hằng năm: Trước ngày 31/12 của năm đánh giá.

d) Kết quả thực hiện: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu (theo Mẫu số 01-TCPL-II  Thông tư số 07/2017/TT-BTP).     

  2. Bước 2: Tổng hợp kết quả chấm điểm, dự thảo Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

  a) Nội dung công việc:

  - Tổng hợp kết quả trên cơ sở kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của công chức cấp xã theo lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ được giao theo dõi.

  - Xây dựng Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Báo cáo tự đánh giá).

  b) Người thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

  c) Kết quả thực hiện:

  - Bảng tổng hợp chấm điểm của các chỉ tiêu,tiêu chí tiếp cận pháp luật theo Mẫu 01-TCPL-II.

  - Dự thảo Báo cáo tự đánh giá theo Mẫu 04 -TCPL-II.

  - Tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Bước 3: Họp đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Nội dung công việc:

- Hoàn thiện Bảng tổng hợp, dự thảo Báo cáo tự đánh giá.

- Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan và dự kiến những vấn đề trọng tâm phục vụ họp đánh giá.

- Tham mưu, đề xuất thành phần tham dự họp đánh giá.

- Tổ chức họp cho ý kiến về kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

b) Người thực hiện:

- Chủ trì họp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm tham mưu, chuẩn bị nội dung, tài liệu có liên quan phục vụ họp đánh giá.

- Thành phần tham dự: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, gồm: các công chức chuyên môn của cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) dự họp.

c) Trình tự tiến hành họp:

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch trình bày Báo cáo tự đánh giá.

- Người tham dự cuộc họp cho ý kiến về kết quả tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật.

- Các công chức chuyên môn cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có thể giải trình kết quả theo dõi, tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí; nêu lên khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất các giải pháp thực hiện.

- Chủ trì cuộc họp kết luận cuộc họp.

d) Kết quả thực hiện:

- Biên bản họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Hoàn thiện Bảng tổng hợp chấm điểm, Báo cáo tự
đánh giá.

- Chuẩn bị hồ sơ để đề nghị xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu đủ điều kiện theo quy định.

đ) Lưu ý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp nếu có lý do chính đáng không thể chủ trì cuộc họp.

4. Bước 4: Lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

a) Nội dung công việc:

- Xem xét các điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu đủ điều kiện theo quy định), bao gồm:

(1) Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu 04 -TCPL-II

(2) Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm theo Mẫu 01-TCPL-II

(3) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo Mẫu 03 -TCPL-II

(4) Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu xét thấy đủ điều kiện theo Mẫu 05 -TCPL-II

(5) Tài liệu khác (nếu có) như: báo cáo, kế hoạch, thông báo, quyết định… để xác định, chứng minh mức độ tin cậy của việc đánh giá, tự chấm điểm từng tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.

b) Người thực hiện: Công chức Tư pháp - Hộ tịch.

c) Kết quả thực hiện: Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

d) Lưu ý: Trường hợp không đủ điều kiện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, cấp xã không phải lập hồ sơ nhưng phải gửibáo cáo đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp phấn đấu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Bước 5: Hoàn thiện, gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Nội dung công việc:

- Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Phê duyệt hồ sơ.

- Gửi hồ sơ đến Phòng Tư pháp cấp huyện.

b) Người thực hiện:

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ; gửi hồ sơ sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Xem xét, phê duyệt hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Kết quả thực hiện: Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Phòng Tư pháp cấp huyện.

* Lưu ý: Thời hạn cuối cùng để hoàn thành các công việc tự đánh giá của cấp xã từ bước 1 đến bước 5 nêu trên phải trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá. Trên cơ sở thời hạn chung này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, cấp xã có thể lượng hóa, xác định cụ thể thời hạn phải hoàn thành công việc ở mỗi bước, nhằm nâng cao trách nhiệm của người chủ trì thực hiện, tránh dồn việc nhưng phải bảo đảm hài hòa.

 

 


[1] Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;  Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các văn bản khác có liên quan.

[2] Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và các văn bản khác có liên quan.

[3] Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày14/02/2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Quyết định số 43/2018/QĐ-UBND ngày 09/8/2018 của UBND tỉnh ban hành quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh.

[4] Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở.

[5]Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

[6] Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết  một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

[7] Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày