Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2023
Ngày cập nhật 04/04/2023

Ngày 30 tháng 3 năm 2023, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 655/KH-STP về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2023.

 

Theo đó, Kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 13-KL/TW; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, góp phần “giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực và bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật. Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mua bán người; thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp tạo chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong phòng, chống mua bán người. Triển khai công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người được lồng ghép với các hoạt động thực hiện các Đề án, Kế hoạch của Sở Tư pháp.

Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch có hiệu quả, cụ thể như sau:

1. Triển khai các nhiệm vụ

- Thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm cùng với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển khai hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người.

2. Tuyên truyền về phòng, chống tội phạm. Thực hiện hiệu quả các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, người lao động, học sinh, sinh viên,… ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ số, các trang mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, người có uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư… để phối hợp tuyên truyền, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau, đặc điểm của từng địa phương, từng lĩnh vực

3. Tuyên truyền, truyền thông phòng, chống mua bán người hướng đến cơ sở và các đối tượng là nạn nhân của tội phạm mua bán người; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người với phòng, chống tội phạm, phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người, mua bán trẻ em lồng ghép trong các hoạt động trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, đăng ký hộ tịch, quốc tịch

4. Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2023

5. Lồng ghép tuyên truyền Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế tình trạng tái phạm tội. Chú trọng công tác hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm; xây dựng, củng cố, duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng,… thông qua hình thức hỗ trợ tài liệu cho các đối tượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Nhân dân

6. Tuyên truyền về công tác phòng chống tội phạm; phòng, chống mua bán người trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Tư pháp, … chú trọng các nội dung như: Kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; cách thức phòng ngừa, phát hiện cung cấp thông tin, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật như: tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm công nghệ cao, tác hại của ma túy, mại dâm, cờ bạc; đẩy mạnh tuyên truyền, lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em; thông tin cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” cho cộng đồng người Việt Nam nói chung và người Thừa Thiên Huế nói riêng ở nước ngoài, …

7. Tuyên truyền thông qua “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

8. Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở để phát hiện, giải quyết các xung đột xã hội, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, không để phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự, góp phần làm giảm các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội

9. Rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác phòng, chống tội phạm, như: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật phòng, chống mua bán người, ...

10. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đảng viên vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý cán bộ, quản lý sử dụng tài sản công, chủ động phòng ngừa không để tội phạm có cơ hội lợi dụng hoạt động; tổ chức thực hiện để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tham gia đảm bảo an ninh trật tự nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ tài sản nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật cũng như không để sơ hở tội phạm lợi dụng gây án, đặc biệt là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xâm phạm sở hữu, tội phạm xâm hại tình dục

11. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người như: Tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới, ngư dân chấp hành pháp luật, tích cực tham gia tố giác, phát giác tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, vùng biển; lồng ghép nội dung phòng ngừa tội phạm mua bán người vào trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, an dân (như: vấn đề về hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,...) không để nhóm yếu thế này trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người,….

12. Kiểm tra công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện kiểm tra công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người./.

 

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày