Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06
Ngày cập nhật 16/05/2022

Ngày 28 tháng 3 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 756/QĐ-UBND ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo). Quyết định có hiệu từ ngày 28 tháng 3 năm 2022.

 

Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo gồm có 4 Chương, 11 Điều, cụ thể: Chương I, quy định chung, từ Điều 1 đến Điều 2; Chương II, nhiệm vụ, quyền hạn, từ Điều 3 đến Điều 7; Chương III, chế độ làm việc và quan hệ công tác, từ Điều 8 đến Điều 9; Chương IV, điều kiện bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo, từ Điều 10 đến Điều 11.

Theo đó, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo cụ thể như sạu:

1.  Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo

- Chịu trách nhiệm trước Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, UBND tỉnh về hoạt động của Ban chỉ đạo; báo cáo Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.

- Chỉ đạo, điều hành toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo; ban hành chương trình, kế hoạch công tác, kiểm tra hằng năm của Ban chỉ đạo.

- Phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo.

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban chỉ đạo; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, các vấn đề đưa ra thảo luận ở Ban chỉ đạo.

- Ủy quyền cho Phó Trưởng Ban thường trực chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban chỉ đạo khi cần thiết.

- Tham mưu đề xuất Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ban, ngành Trung ương và UBND tỉnh tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Đề án, khen thưởng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật; đề nghị cơ quan cử thành viên thay thế thành viên Ban chỉ đạo nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo

- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Ban chỉ đạo; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ban chỉ đạo. Khi Trưởng Ban chỉ đạo vắng mặt, Phó Trưởng Ban thường trực thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo lãnh đạo công tác của Ban chỉ đạo.

- Ký thay Trưởng Ban chỉ đạo các văn bản, kết luận khi được Trưởng Ban chỉ đạo phân công hoặc ủy quyền.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Ban chỉ đạo - Giám đốc Công an tỉnh

- Chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Đề án của các sở, ngành, địa phương, kịp thời báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo chỉ đạo, điều hành các công việc của Ban chỉ đạo theo kế hoạch, nhiệm vụ được Trưởng Ban chỉ đạo phân công hoặc ủy quyền.

- Ký thay Trưởng Ban chỉ đạo các văn bản, kết luận để đôn đốc các công việc được Ban chỉ đạo phân công và thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Ban chỉ đạo - Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo chỉ đạo, điều hành các công việc của Ban chỉ đạo theo kế hoạch, nhiệm vụ được Trưởng Ban chỉ đạo phân công hoặc ủy quyền.

- Ký thay Trưởng Ban chỉ đạo các văn bản, kết luận để đôn đốc các công việc được Ban chỉ đạo phân công và thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo

- Tham mưu giúp Trưởng Ban chỉ đạo về các nhiệm vụ tại Đề án phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình. Kịp thời báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao tại Đề án và đề xuất sáng kiến, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.

- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp; trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản; cùng các thành viên Ban chỉ đạo xem xét, trao đổi, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ban chỉ đạo; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các ý kiến kết luận UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo liên quan đến ngành, lĩnh vực cơ quan mình phụ trách.

- Làm đầu mối phối hợp giữa Ban chỉ đạo cơ quan đã cử thành viên đó tham gia Ban chỉ đạo. Cử cán bộ, chuyên gia giỏi, tâm huyết tham gia giúp việc Ban chỉ đạo; tạo điều kiện cho những cán bộ, chuyên gia này hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Ban chỉ đạo giao.

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban chỉ đạo thuộc phạm vi, trách nhiệm của bộ, ngành mình, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban chỉ đạo giao.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.274.885
Lượt truy cập hiện tại 25.987