Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Dự thảo Thông tư Quy định dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
Ngày cập nhật 19/07/2021

Tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Để triển khai thi hành Luật Căn cước công dân và Luật Cư trú, Bộ Công an đang xây dựng và lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (gọi tắt là dự thảo Thông tư). Theo nội dung dự thảo, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công trên địa bàn quản lý khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép các tổ chức trên thực hiện khai thác, sử dụng các dịch vụ. Danh mục dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân; các dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được ban hành kèm theo Thông tư.

Để góp phần hoàn thiện thêm dự thảo Thông tư, bài viết góp ý một số nội dung liên quan như sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh

Dự thảo Thông tư quy định về các dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Qua nội dung dự thảo, cần bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh của Thông tư về hai nội dung:

Thứ nhất, Thông tư cho phép khai thác, sử dụng thông qua việc cung cấp thông tin của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, Thông tư nêu rõ là “quy định về các dịch vụ được cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.”

Thứ hai, bổ sung thêm nội dung về các phương thức khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Về đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định.

Theo dự thảo, tổ chức có liên quan được nêu tại Điều 5 và Điều 6 dự thảo, gồm: các tổ chức là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công; tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động.

Ngoài ra, tại phụ lục I về danh mục dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có đề cấp đến tổ chức kinh tế.

Như vậy, trong đối tượng áp dụng, đề nghị nêu rõ những tổ chức có liên quan được quy định tại các Điều luật để làm rõ nội dung này, cụ thể: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công; tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động và các tổ chức kinh tế có liên quan.

3. Nguyên tắc sử dụng các dịch vụ

Dự thảo nêu nguyên tắc sử dụng các dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thiết nghĩ, Dự thảo nên quy định theo hướng nguyên tắc thực hiện việc cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không giới hạn phạm vi quy đinh nguyên tắc trong việc “sử dụng các dịch vụ”. Theo đó, với 04 nguyên tắc được nêu trong dự thảo, gồm: “1. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cung cấp và xác nhận dịch vụ đã cung cấp đúng mục đích sử dụng. 2. Việc cung cấp các dịch vụ được khai thác, sử dụng từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. 3. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quyền từ chối yêu cầu về cung cấp các dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nếu không thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không được sao chép, cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu do cơ quan có thẩm quyền cung cấp cho minh được khai thác, sử dụng, trừ trường hợp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thẩm quyền cho phép”. Ngoài những nguyên tắc này, xem xét bổ sung thêm nguyên tắc nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu và các quy định theo Luật An ninh mạng, quy định bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật đời tư.

4. Thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng  dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động và tổ chức kinh tế

Điều 5 của dự thảo quy định thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử khai thác sử dụng dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chức, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công trên địa bàn quản lý khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

3. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền cho phép cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý được khai thác, sử dụng dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.

Điều 6 Dự thảo quy định hình thức khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao được khai thác qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc bằng văn bản yêu cầu được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát và các tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Công dịch vụ công Bộ Công an, bằng văn bản yêu cầu cung cấp các dịch vụ hoặc theo phương thức khác do Bộ Công an hướng dẫn.

3. Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

4. Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp dịch vụ”.

Theo 02 quy định trên, tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động và tổ chức kinh tế (được đề cập tại phụ lục I) chưa nêu cấp nào có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng  dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 5. Thời gian cung cấp các dịch vụ được khai thác, sử dụng từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Dự thảo quy định trình tự cung cấp các dịch vụ được khai thác, sử dụng từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 03 phương thức như sau:

- Cung cấp thông qua văn bản đề nghị: bên đề nghị gửi văn bản đề nghị cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bên cung cấp tiếp nhận và xử lý văn bản đề nghị. Trường hợp văn bản đề nghị đúng quy định, Bên cung cấp hướng dẫn Bên đề nghị thực hiện việc khai thác, chọn lựa sản phẩm và dịch vụ chi tiết. Trường hợp đề nghị cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân hợp lệ, Bên cung cấp thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho Bên đề nghị. Bên cung cấp chuẩn bị nội dung dịch vụ để bàn giao cho Bên đề nghị, thời hạn cung cấp do các bên thỏa thuận. Trường hợp từ chối Bên cung cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

- Cung cấp thông qua dịch vụ tin nhắn: người dân sử dụng số điện thoại đã được Bộ Thông tin và truyền thông xác thực, soạn và gửi tin nhắn SMS theo cú pháp được hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành kiểm tra số điện thoại của người dân và trả kết quả qua tin nhắn điện tử. Nếu số điện thoại đúng, đã được đăng ký tại Bộ Thông tin và truyền thông, hệ thống sẽ gửi trả thông tin công dân. Nếu số điện thoại không đúng, không đăng ký tại Bộ Thông tin và truyền thông, hệ thống sẽ thông báo số điện thoại hoặc công dân không tồn tại.

- Cung cấp các dịch vụ cung cấp thông tin công dân qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 4: người dân đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Cổng dịch vụ công) qua tài khoản đã được xác thực của Cổng dịch vụ công. Hệ thống các Cổng dịch vụ công kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để gửi các yêu cầu cung cấp thông tin công dân. Người dân sử dụng chức năng cung cấp thông tin công dân đã được kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật lại thông tin của chính mình được lưu trong Cổng dịch vụ công, sau đó thực hiện các thủ tục hành chính công mức độ 4 theo quy định.

Với 3 phương thức cung cấp các dịch vụ được khai thác, sử dụng từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như trên, dự thảo nêu quy trình thực hiện mà chưa quy định thời gian thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân, tổ chức.

6. Những trường hợp được kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Dự thảo Thông tư quy định trách nhiệm của đơn vị sử dụng dịch vụ của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, các tổ chức quản lý bảo mật tài khoản để thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống của đơn vị; đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật phù hợp để duy trì việc kết nối Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống của đơn vị một cách ổn định, hiệu quả, đảm bảo an ninh an toàn thông tin.

Theo Phụ lục I, tổ chức kinh tế được ứng dụng tích hợp và chia sẽ dữ liệu trong một số dịch vụ.

Việc tích hợp và chia sẽ dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiềm ẩn những vấn đề nhất định về bảo mật thông tin, an toàn của hệ thống thông tin. Dự thảo cần quy định rõ những trường hợp được kết nối, chia sẻ dữ liệu và các vấn đề liên quan khác một cách chi tiết, cụ thể.

7. Về khiếu nại, tố cáo

Dự thảo Thông tư quy định về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.379.894
Lượt truy cập hiện tại 30.197