Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)
Ngày cập nhật 31/05/2017

Luật Thuỷ sản được Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ 01/7/2004, là khung pháp lý cao nhất và toàn diện nhất cho việc quản lý các hoạt động thuỷ sản bằng pháp luật. Luật Thuỷ sản năm 2003 đã góp phần quan trọng với những kết quả đáng ghi nhận của ngành thuỷ sản vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, sau 14 năm thi hành Luật Thủy sản năm 2003 đã đặt ra các yêu cầu mới cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển của ngành thủy sản hiện nay, như một số quy định của Luật Thuỷ sản năm 2003 sau khi triển khai thực hiện đã bộc lộ hạn chế, bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển nhanh của Ngành thuỷ sản Việt Nam; Một số quy định mới của các Điều ước quốc tế về thuỷ sản đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Thuỷ sản cho phù hợp; Yêu cầu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam; Một số quy định của Luật Thuỷ sản năm 2003 không còn phù hợp với các luật mới có liên quan đến lĩnh vực thủy sản được Quốc Hội thông qua. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Thuỷ sản năm 2003 là cần thiết. Sau đây là một số ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thuỷ sản (sửa đổi):

1. Về tên gọi của dự thảo Luật: đề nghị chỉnh sửa tên gọi của Luật là Luật thủy sản, bỏ cụm từ “sửa đổi” vì dự thảo Luật lần này thay đổi toàn bộ nội dung của Luật Thủy sản năm 2003 chứ không phải sửa đổi một số điều của Luật.

2. Tại Điều 3 của dự thảo quy định về giải thích từ ngữ, đề nghị giải thích thêm cụm từ “sinh cư” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 của dự thảo.

3. Tại Điều 8 quy định về những hành vi cấm trong hoạt động thủy sản: đề nghị quy định cấm đánh bắt thủy sản vào mùa sinh sản để tránh tận diệt nguồn lợi thủy sản và đề nghị bổ sung thêm một số hành vi trong điều cấm của Luật như việc sử dựng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn nằm trong danh mục cấm cần vào Điều 8 dự thảo.

Cần quy định rõ điều cấm với chủ thể quản lý vì như lực lượng quản lý nhà nước trong vấn đề cấp phép, thanh tra kiểm tra... có hành vi bao che, nhũng nhiễu, cản trở, gây khó khăn vào Điều 8 dự thảo.

4. Tại khoản 4 Điều 16, đề nghị chỉnh sửa cụm từ “khoản a, c, d, đ khoản 3 Điều này” thành cụm từ “điểm a, c, d, đ khoản 3 Điều này”.

5. Luật Thủy sản phải được quy định cụ thể những nội dung liên quan đến hoạt động thủy sản như trong Điều 1 phạm vi điều chỉnh đã quy định “Luật này quy định về hoạt động thủy sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy sản”. Hiện nay, trong dự thảo đang có những quy định về khu bảo tồn biển (Điều 17) và khu bảo tồn thủy sản nội địa (Điều 18); bảo tồn nguồn gen loài thủy sản (Điều 20). Những quy định liên quan đến khu bảo tồn ở Việt Nam đã được quy định trong Luật Đa dạng sinh học, do vậy đề nghị không quy định lại trong dự thảo Luật Thủy sản để tránh chồng chéo trong các quy định của Luật.

6. Tại điểm a khoản 2 Điều 51 dự thảo quy định thời hạn cấp mới Giấy phép khai thác thủy sản là “60 tháng”, đề nghị chỉnh sửa theo thời hạn là “05 năm”, để thống nhất với khoản 2 Điều 35 của dự thảo Luật (Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn là 05 năm).

7. Đề nghị cân nhắc thêm việc quy định trong dự thảo về điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam và phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chấp thuận (Điều 58). Bởi việc khai thác thủy sản ngoài vùng biển của Việt Nam là hoạt động cần được khuyến khích, tạo điều kiện. Trong trường hợp ngư dân Việt Nam khai thác thủy sản trong vùng biển của quốc gia khác thì đã phải đáp ứng các điều kiện của quốc gia đó, nếu khai thác trong vùng biển quốc tế thì sẽ phải đáp ứng các quy định của pháp luật quốc tế. Pháp luật Việt Nam không nên đặt thêm các điều kiện, có thể sẽ trở thành rào cản cho việc khai thác thủy sản xa bờ.

8. Tại khoản 2 Điều 74 dự thảo Luật quy định “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tàu cá được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép nhập khẩu”, dự thảo quy định yêu cầu tàu cá nhập khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép, quy định này sẽ làm tăng các thủ tục hành chính không cần thiết. Bởi các tàu cá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực, được đăng ký tàu cá theo quy định tại Điều 71 dự thảo, và phải được cấp giấy phép khai thác thủy sản trước khi thực hiện hoạt động khai thác.

9. Tại Điều 73 của Dự thảo Luật quy định về điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá và giao Chính phủ quy định chi tiết. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm về chất lượng và an toàn tàu cá. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc kỹ hơn về sự cần thiết của các điều kiện này. Lý do là tất cả các tàu cá được đóng mới hoặc cải hoán đều sẽ được đăng kiểm trước khi đưa vào khai thác thực tế. Như vậy, chất lượng và an toàn tàu cá đã được bảo đảm bằng một biện pháp rất chặt chẽ và không cần thiết phải tăng cường bằng việc quy định điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá. Mặt khác, việc quy định cứng các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá phải có từng loại máy móc cụ thể được liệt kê sẽ làm giảm sự linh hoạt của thị trường. Ví dụ, một cơ sở sản xuất chỉ tập trung thi công phần máy, phần ngư cụ, hoặc phần gỗ, phần mỏ neo và bán lại cho các cơ sở khác để tiếp tục lắp ráp, hoàn thiện. Việc bắt buộc có đầy đủ các loại máy móc sẽ không giúp các cơ sở có thể chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.

10. Tại Điều 82 của dự thảo quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý về hoạt động cảng cá, đề nghị bổ sung thêm khoản 10 có nội dung như sau “Cho các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá tại vùng đất cảng, theo phương án khai thác cảng cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật, như quy định tại điểm a khoản 9 Điều 14 Nghị định số 80/2012/NĐ-CP  ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

11. Về tổ chức bộ máy lực lượng kiểm ngư quy định tại Chương VI từ Điều 90 đến Điều 92, là chương mới so với Luật Thủy sản năm 2003, việc dự thảo bổ sung chương kiểm ngư vào dự thảo là cần thiết trong tình hình hiện nay để triển khai nhiệm vụ như tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lập trật tự kỷ cương trên biển.... Tuy nhiên, việc xây dựng thêm lực lượng kiểm ngư (ở tất cả 28 tỉnh có biển) sẽ trái với tinh thần Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Còn nếu chuyển lực lượng thanh tra chuyên ngành tại chi cục thủy sản của 28 tỉnh sang kiểm ngư là không phù hợp, chỉ cần tăng cường nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra và có sự phối hợp tốt của Kiểm ngư vùng. Mặt khác, nếu chuyển thành lực lượng kiểm ngư thực hiện trên vùng biển sẽ không có lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành trên các vùng nội thủy (sông, hồ, đầm, phá)....

12. Đề nghị nên có một chương riêng về Quản lý nhà nước, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước về thủy sản.

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.383.116
Lượt truy cập hiện tại 34.665